.

Cách sơ cứu người bị điện giật [AN TOÀN - ĐÚNG CÁCH]

05/08/2024 15:59 +07 - Lượt xem: 6294

Sơ cứu người bị điện giật cần được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp mới có thể hỗ trợ bảo toàn mạng sống cho người gặp nạn. Vì vậy thông tin về cách sơ cứu người bị giật điện sao cho chuẩn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, AME Group sẽ chia sẻ đến bạn thông tin hữu ích. Đừng bỏ lỡ!

Sơ cứu người bị điện giật

Lưu ý trước khi thực hiện các bước cấp cứu người bị điện giật

Khi gặp người bị giật điện, phần đông trong số chúng ta sẽ không giữ được sự bình tĩnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sơ cứu để cứu giúp người gặp nạn. Chính vì vậy trước khi thực hiện quá trình sơ cứu, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ tâm lý ổn định để tránh bị sai sót khi thực hiện các biện pháp sơ cứu. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc cứu sống nạn nhân khỏi “tử thần”
  • Việc đầu tiên bạn cần thực hiện chính là ngắt nguồn điện. Trong trường hợp nạn nhân bị giật điện bởi điện cao thế, không nên nóng vội lao vào cứu người, vì rất có thể bạn cũng sẽ bị luồng điện phóng vào cơ thể. Thay vào đó, hãy đứng cách xa nạn nhân khoảng 6m cho đến khi nguồn điện cao thế đó đã được ngắt
  • Khi cố gắng tách người gặp nạn ra khỏi nguồn điện, tuyệt đối không sử dụng các vật dụng bằng kim loại hoặc bị ẩm ướt, vì những vật dụng đó có khả năng dẫn điện
  • Nếu nạn nhân bị giật điện trên cao và bạn không có đủ đồ dùng bảo hộ, tốt nhất hãy liên hệ đến cơ quan điện lực để được hỗ trợ. Trường hợp có đầy đủ dụng cụ bảo hộ hãy cố gắng đưa nạn nhân xuống an toàn
  • Khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, cần di chuyển nạn nhân nhẹ nhàng và đặt nằm ở nơi khô ráo, tránh va chạm với các vật cứng
  • Không nên tập trung nhiều người xung quanh người gặp nạn, bởi điều này có thể gây khó thở cho người bị giật điện

Lưu ý trước khi thực hiện các bước cấp cứu người bị điện giật

Hình ảnh: Nếu nạn nhân bị giật điện cao thế, cần gọi cho nhân viên điện lực khu vực để ngắt nguồn điện, không tự ý ngắt nguồn điện cao thế

Cách sơ cứu người bị điện giật đúng phương pháp

Sơ cứu đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân. Vì vậy việc cập nhật những thông tin hữu ích về cách sơ cứu đúng phương pháp cho người bị giật điện là điều vô cùng quan trọng.

Ngắt nguồn điện

Việc ngắt nguồn điện là việc làm quan trọng và cần thực hiện đầu tiên, bởi khi nguồn điện được ngắt càng sớm thì càng hạn chế được những chấn thương cho người gặp nạn. Ngược lại nếu không tìm được nguồn điện và ngắt nguồn điện sớm, nạn nhân có nguy cơ bị chấn thương càng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong:

  • Trong trường hợp nạn nhân bị giật điện bởi nguồn điện từ ổ cắm, dây điện bị hở…thì bạn cần rút ổ cắm điện. Nhưng nếu có nhiều dây điện khiến bạn khó xác định được đâu mới là nguồn cần ngắt, thì cách nhanh nhất lúc này chính là tắt cầu dao tổng
  • Nếu nạn nhân bị giật điện cao thế, hãy nhanh chóng liên hệ đến quản lý điện khu vực để được ngắt nguồn. Nếu nhận thấy chân bạn bị tê, rất có thể bạn đang ở khu vực mà dòng điện cao thế phóng ra. Lúc này bạn hãy co một chân lên và nhảy ra vị trí xa hơn
  • Khi nhận thấy nạn nhân bị giật điện trong vũng nước, lúc này không nên cố gắng lại gần nạn nhân, vẫn ưu tiên việc đi ngắt nguồn điện trước. Trong lúc đi ngắt nguồn điện, bạn tuyệt đối không nên đi chân đất, mà hãy đi giày hoặc dép

Ngắt nguồn điện khi người bị điện giật

Hình ảnh: Khi gặp người bị giật điện, việc quan trọng đầu tiên là phải ngắt được nguồn điện

Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Khi đã ngắt được nguồn điện, công việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là tách người gặp nạn ra khỏi nguồn điện bằng các vật dụng không dẫn điện như: chất liệu gỗ, nhựa, cao su…Thậm chí bạn cũng có thể dùng tay không để tách người gặp nạn ra khỏi nguồn điện.

Tuy nhiên trong trường hợp không tìm thấy nguồn điện để ngắt, bạn tuyệt đối không dùng tay không để cố gắng tách nguồn điện ra khỏi người bị giật điện. Bởi lúc này sẽ tăng nguy cơ bạn cũng bị giật điện.

Bên cạnh đó cũng không được đi chân đất để tiếp xúc gần với nạn nhân, cũng như sử dụng các vật dụng bằng kim loại để tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân.

Đặc biệt, trong quá trình tách nguồn điện ra khỏi người gặp nạn, bạn không nên đẩy ngã hay kéo lê họ, bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương cho người gặp nạn.

Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Hình ảnh: Thực hiện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng vật dụng chất liệu gỗ, nhựa…khô ráo

Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Sau khi đã đưa nạn nhân đến khu vực an toàn, bạn cần tiến hành sơ cứu kịp thời bằng cách:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái nhất, đầu thấp và đặt ở nơi thoáng khí
  • Kiểm tra mức độ chấn thương của nạn nhân bằng cách gọi tên để xem họ còn tỉnh táo hay không
  • Nếu nạn nhân hôn mê, cần thực hiện mở đường thở bằng cách nâng cằm lên và đầu ngửa ra sau
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nhận thấy nạn nhân không thở và sờ vào không có mạch
  • Nếu nạn nhân vẫn tỉnh táo nhưng bị bỏng nhẹ, hãy rửa vết thương dưới vòi nước mát
  • Trường hợp vết thương bị chảy máu, hãy sử dụng gạc để cầm máu
  • Nếu nhận thấy nạn nhân bị chấn thương nặng, cần gọi cứu cứu ngay

Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Hình ảnh: Tiến hành ép lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo nếu thấy nạn nhân ngưng thở

Một số lưu ý trong quá trình sơ cứu người bị điện giật

Khi thực hiện sơ cứu người bị điện giật, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau để nâng cao hiệu quả sơ cứu:

Quan sát và lắng nghe hơi thở của nạn nhân

Quan sát và lắng nghe hơi thở của nạn nhân, chú ý đến cử động của lồng ngực nạn nhân. Nếu nhận thấy nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay. Trong trường hợp nạn nhân ngưng tim ngưng thở thì cần kết hợp cả hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

Thực hiện hô hấp nhân tạo

Khi thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, bạn thực thổi hơi vào mũi hoặc miệng của người gặp nạn với tần suất 10-12 lần/phút. Đối với trẻ nhỏ, nếu nhận thấy trẻ không thể tự thở được thì cần áp miệng trùm lên cả mũi và miệng của trẻ. Hoặc cũng có thể dùng miệng để trùm lên mũi của bé, trong khi đó tay sẽ giữ phần miệng của trẻ đóng chặt lại.

Tiếp đến nâng cằm lên và cho đầu hơi ngả về phía sau, tiến hành thổi ngạt 2 hơi với độ dài khoảng 1 giây cho 1 hơi, nhưng cần đảm bảo cho lồng ngực của trẻ phồng lên.

Thực hiện hô hấp nhân tạo

Hình ảnh: Thực hiện hô hấp nhân tạo đúng cách cho người gặp nạn

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực

Khi ép tim ngoài lồng ngực cần thực hiện với tần suất 100-120 lần/phút đối với người lớn và trẻ em.

Với người lớn cần xác định được vị trí ép tim ở 1/2 dưới xương ức. Lúc này đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa và đảm bảo vị trí ép sẽ cách mũi ức 2 khoát ngón tay. Tại vị trí mu bàn tay đang đặt trên xương ức, hãy đặt gót bàn tay kia lên và lưu ý giữ tư thế này trong suốt quá trình ép tim. Thực hiện quá trình ép tim với chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

Khi thực hiện ép tim đối với trẻ em, sẽ đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú, lưu ý không đặt tay quá sâu phía dưới ngực, tay còn lại sẽ đặt ở vị trí trán của trẻ, đầu trẻ lúc này vẫn đảm bảo hơi nghiêng về phía sau. Tiếp theo hãy ấn và tạo áp lực sâu khoảng 1/3 – ½ ngực trẻ, thực hiện ấn khoảng 30 lần, sau mỗi lần ấn cần để lồng ngực trẻ trở về trạng thái bình thường rồi mới tiến hành ấn tiếp. Thực hiện hà hơi thổi ngạt cho trẻ 2 lần nữa.

Lưu ý khác

Ngoài những lưu ý phía trên, khi thực hiện sơ cứu người bị điện giật, các bạn cần lưu ý đến một số nội dung khác như sau:

  • Không thực hiện cạo gió, đổ nước lạnh lên người nạn nhân
  • Thực hiện gọi cấp cứu ngay sau khi nhận thấy có người gặp nạn do giật điện. Bởi chúng ta sẽ không có đủ chuyên môn để tiến hành sơ cứu như nhân viên y tế

Cách phòng ngừa điện giật

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi giật điện, nhất là bảo toàn tính mạng cho bản thân và gia đình, việc phòng ngừa giật điện là điều cần thiết:

  • Không sử dụng dây điện có dấu hiệu hư hỏng, bởi điều này có thể làm gia tăng nguy cơ giật điện trong quá trình sử dụng
  • Những thiết bị điện bị lỗi thì tuyệt đối không sử dụng, chúng có thể gây ra các sự cố chập cháy hoặc rò rỉ điện năng
  • Không lay phích cắm, hãy rút nó ra khỏi ổ cắm theo đúng hướng dẫn của hãng
  • Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện cho một ổ cắm, điều này có nguy cơ gây quá tải, chập cháy, mất an toàn điện
  • Thiết bị điện cần được lắp đặt và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Khi tiếp xúc với thiết bị điện, hãy đảm bảo tay bạn khô ráo
  • Khi sửa chữa thiết bị điện, cần tiến hành ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Đặc biệt việc sửa chữa thiết bị điện cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn
  • Khi chập cháy điện, tuyệt đối không dùng nước để dập, bởi nước có khả năng dẫn điện
  • Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cách phòng ngừa điện giật

Hình ảnh: Không chạm vào điện khi tay đang ướt

Sơ cứu người bị điện giật đúng cách, nhanh chóng sẽ giúp nâng cao cơ hội sống sót cho người gặp nạn. Vì vậy nếu gặp người bị giật điện, bạn hãy bình tĩnh để xử lý và áp dụng cách sơ cứu mà AME Group chia sẻ trong bài viết nhé. Đặc biệt, đừng quên liên hệ cấp cứu để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ những những nhân viên y tế.

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    25/03/2025 | Review Sản Phẩm

    Trong các hệ thống điều khiển và bảo vệ động cơ điện, khởi động từ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo vận hành ổn định và an toàn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá chi tiết khởi động từ Schneider LC1G630KUEN, một model công suất cao được thiết kế cho nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau. Liệu sản phẩm này có thực sự mang lại hiệu suất đáng tin cậy, tuổi thọ bền bỉ và khả năng tích hợp linh hoạt? Hãy cùng AME Group khám phá những đặc điểm và các khía cạnh quan trọng khác của khởi động từ LC1G630KUEN trong bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện nhất.


  •  
     
    25/03/2025 | Review Sản Phẩm

    Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn và ổn định cho hệ thống điện ngày càng được chú trọng, cầu dao điện dạng khối trở thành một thiết bị không thể thiếu trong nhiều ứng dụng công nghiệp và dân dụng. Hôm nay, AME Group sẽ cùng bạn đi khám phá chi tiết về MCCB Schneider EZC400H3400N, một model được đánh giá cao từ thương hiệu Schneider Electric. Liệu sản phẩm này có thực sự đáp ứng được kỳ vọng về hiệu suất và độ tin cậy? Bài viết này sẽ đi sâu vào các thông số kỹ thuật, tính năng nổi bật, trải nghiệm sử dụng thực tế và đánh giá khách quan về MCCB Schneider EZC400H3400N, giúp bạn có cái nhìn toàn diện trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.


  •  
     
    21/03/2025 | Review Sản Phẩm

    LV525457 là sản phẩm cầu dao tự động dạng khối (MCCB) thuộc dòng Compact NSXm của thương hiệu Schneider Electric. Sản phẩm có chức năng chính là đóng ngắt mạch điện, bảo vệ hệ thống điện khỏi các sự cố như quá tải và ngắn mạch. Hiện tại, sản phẩm đang được phân phối chính hãng tại AME Group.


  •  
     
    21/03/2025 | Review Sản Phẩm

    Rơ le nhiệt Schneider LRD04, dòng TeSys D, sản xuất với công nghệ hiện đại và vật liệu cao cấp, bền bỉ, giúp bảo vệ động cơ điện khỏi quá tải và mất pha, đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Với dải dòng điện điều chỉnh và cấp bảo vệ Class 10A, sản phẩm tích hợp nút kiểm tra, đặt lại và được AME Group nhập khẩu, phân phối chính hãng tại Việt Nam.


  •  
     
    21/03/2025 | Review Sản Phẩm

    LV510935 là sản phẩm cầu dao tự động dạng khối MCCB thuộc dòng sản phẩm của thương hiệu Schneider Electric, một trong những thiết bị cầu dao tự động dạng khối MCCB được nhiều người tin dùng nhất hiện nay nhờ khả năng bảo vệ hiệu quả và độ bền cao. Sản phẩm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng cắt ngắn mạch, dòng điện định mức, và thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt. MCCB LV510935 thường được sử dụng để bảo vệ mạch điện trong các ứng dụng dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm đang được phân phối chính hãng bởi AME Group, đảm bảo chất lượng và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.


  •  
     
    21/03/2025 | Review Sản Phẩm

    PKF16M735 là sản phẩm ổ nối di động đến từ thương hiệu Schneider Electric, đem đến nhiều tính năng vượt trội, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khi vận hành máy móc. Sản phẩm có khả năng chịu tải, đạt tiêu chuẩn bảo vệ chống bụi và nước, đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Thiết kế chắc chắn và tay cầm tiện lợi giúp dễ dàng di chuyển và sử dụng tại nhiều vị trí khác nhau trong nhà máy hoặc công trường. Hiện sản phẩm đang được AME Group phân phối chính hãng trên toàn quốc.


  •  
     
    21/03/2025 | Review Sản Phẩm

    Công tắc 1 chiều M3T31_E1F_WE là mẫu công tắc điện đơn cực (1 chiều) đến từ thương hiệu Schneider Electric, được thiết kế dạng cắm nhanh tiện dụng, mang đến sự linh hoạt và dễ dàng trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa ABS cao cấp, màu trắng (WE), có điện áp định mức 250V và dòng điện định mức 10A. Công tắc phù hợp cho các ứng dụng chiếu sáng dân dụng và thương mại. Sản phẩm được AME Group phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn điện.



  •  
     
    20/03/2025 | Review Sản Phẩm

    Mặt che (không đế) mặt đơn cho ổ cắm AvatarOn E223R-TR được thiết kế với cấp độ bảo vệ cao IP55, nhờ đó có khả năng chống thấm nước rất tốt. Sản phẩm được tin dùng cho nhiều hệ thống điện dân dụng khác nhau. AME Group tự hào là đơn vị phân phối sản phẩm chính hãng, cam kết có chứng từ. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin của sản phẩm này ngay nhé!