Lắp tụ bù tiết kiệm điện không? Cách lắp đặt phù hợp
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người nói lắp tụ bù tiết kiệm điện. Vậy thực hư của việc lắp thiết bị điện này sẽ tiết kiệm điện như thế nào? Vì sao lắp đặt thiết bị này lại có khả năng tiết kiệm điện?…Hãy cùng AME Group đi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Lắp tụ bù tiết kiệm điện không?
Tụ bù là thiết bị điện gồm 2 vật được đặt ở khoảng cách gần nhau và được ngăn cách nhau bởi lớp cách điện. Thiết bị này được sử dụng vào mục đích chính là tích và phóng điện trong mạch điện, nhờ vật có thể đảm bảo an toàn cho mạng điện cũng như người sử dụng. Vậy thực tế thiết bị này có mang đến hiệu quả trong việc tiết kiệm điện không?
Tụ bù có tiết kiệm điện không?
Trong hệ thống điện sinh hoạt và sản xuất hầu như đều xuất hiện thiết bị cảm kháng như: động cơ, biến áp…Những thiết bị này gây tiêu tốn năng lượng cũng như làm tổn hại đến mạng điện. Thực tế đã chứng minh, việc lắp đặt tụ bù sẽ có khả năng giảm tiêu hao năng lượng cũng như tiết kiệm điện hiệu quả.
Sử dụng tủ bù sẽ tiết kiệm điện năng hiệu quả
Vì sao tụ bù có thể tiết kiệm điện?
Đối với hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt, những thiết bị cảm kháng sẽ tiêu thụ cả công suất hữu công P (kW) = SCosφ và công suất vô công Q (kVAr) = SSinφ nên gây ra tình trạng hao tổn điện năng. Trong đó φ chính là góc lệch pha của dòng điện và điện áp. Khi công suất phản kháng làm cho tổng công suất truyền tải trên dây tăng lên sẽ gây ra sự cố quá tải, sụt áp…
Công suất phản kháng tỷ lệ nghịch với Cosφ, tức công suất phản kháng mà càng lớn thì Cosφ sẽ càng nhỏ. Trong khi đó, ngành điện quy định Cosφ phải đạt mức thấp nhất là 0.9. Trong trường hợp Cosφ nhỏ hơn 0.9 thì đơn vị sử dụng điện sẽ bị phạt tiền mua công suất phản kháng.
Bên cạnh đó, lắp tụ bù cũng sẽ giảm thiểu được hao tổn trên đường dây và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu trong việc mua dây dẫn, hay thiết bị đóng cắt…
Nguyên lý hoạt động của tụ bù
Cách lắp tụ bù tiết kiệm điện phù hợp
Tùy vào từng quy mô của hệ thống điện sẽ ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt tụ bù, nhằm phát huy đầy đủ nhất các tính năng của thiết bị điện này. Dưới đây là cách lắp cho từng quy mô của các cơ sở sản xuất.
Đối với cơ sở sản xuất lớn
Đối với những cơ sở sản xuất quy mô lớn, nhu cầu sử dụng điện năng cũng lớn. Trường hợp mức tiêu hao năng lượng lên đến hàng nghìn kW hàng tháng thì tụ bù tự động chia nhiều cấp sẽ là sự chọn lựa phù hợp. Bên cạnh đó, nếu hệ thống điện của các cơ sở sản xuất này có nhiều thiết bị sinh ra sóng hài lớn, thì cần phải lắp thêm cuộn kháng lọc sóng hài mới có thể bảo vệ tụ bù.
Đối với cơ sở sản xuất lớn nên lắp tụ bù tự động chia nhiều cấp
Đối với cơ sở sản xuất trung bình
Những cơ sở sản xuất quy mô trung bình thường có mức tiêu thụ điện khoảng vài trăm kW hàng tháng và thường sử dụng các thiết bị công suất phản kháng khoảng vài chục đến vài trăm kVAr thì không nên sử dụng tụ bù tĩnh bởi rất có thể loại tụ bù này không đáp ứng được lượng công suất bù.
Thay vào đó nên sử dụng tụ bù tiết kiệm điện tự động và tụ bù thủ công, tuy nhiên tụ bù tự động vẫn được khuyến khích sử dụng nhiều hơn. Đối với bộ tụ bù tự động sẽ được phân ra làm nhiều loại, từ 4 cấp đến 14 cấp. Song đối với quy mô trung bình thì chỉ cần chia từ 4 đến 10 cấp.
Đối với cơ sở sản xuất nhỏ
Đối với những cơ sở sản xuất nhỏ nếu có tổng công suất tiêu thụ điện hàng tháng khoảng vài chục kW thì có thể lắp tụ bù theo phương pháp bù tĩnh. Bởi loại này có cấu tạo đơn giản, lại gọn nhẹ, chi phí đầu tư không quá lớn.
Như vậy với những thông tin mà AME Group chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết lý do vì sao lắp tụ bù tiết kiệm điện rồi đúng không. Bên cạnh đó thông tin về cách lắp tụ bù phù hợp cho quy mô từng cơ sở sản xuất, hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra được sự chọn lựa phù hợp.