Sét đánh lan truyền là gì? Thiết bị chống sét HIỆU QUẢ
Nếu biết được sét đánh lan truyền là gì chúng ta sẽ có những biện pháp để hạn chế những hậu quả nặng nề, nguy hiểm mà hiện tượng này gây ra. Trong bài viết này, AME Group sẽ cập nhật đến bạn những thông tin hữu ích. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé.
Sét lan truyền là gì?
Sét lan truyền là hiện tượng xảy ra khi có một luồng sét đánh vào bất kỳ vị trí nào trong khoảng bán kính 2km tính tại vị trí sét đánh, từ khoảng vị trí đó nó sẽ gây ra cảm ứng điện và làm hư hỏng các thiết bị điện, dây điện, các vật bằng kim loại…
Sét lan truyền là hiện tượng xảy ra khi có một luồng sét đánh vào bất kỳ vị trí nào trong khoảng bán kính 2km tính tại vị trí sét đánh
Những thống kê về sét lan truyền
- Mỗi ngày thường có khoảng 8 triệu tia sét đánh xuống trên khắp thế giới
- Những khu vực có kết cấu cao nhất thường có khả năng cao trở thành điểm tiếp xúc khi có sét đánh
- Những kết cấu tại những khu vực rộng lớn, bằng phẳng có thể thu hút những tia sét
Phá hủy thiết bị điện tử
Khi có sét, nó có thể đánh trực tiếp hoặc gián tiếp làm hư hại các thiết bị điện tử trong gia đình bạn.
- Nếu là trực tiếp thì sét sẽ đi thẳng qua tòa nhà.
- Nếu là gián tiếp sét sẽ đánh vào mặt đất gần kề hoặc cũng có thể là hệ thống đường điện kết nối trực tiếp vào nhà của bạn, từ đó làm hư hại các thiết bị điện trong gia đình
Sự cố hư hại về thiết bị điện tử trong gia đình vẫn có thể xảy ra ngay cả khi gia đình bạn đã lắp đặt cột thu lôi. Lý do là bởi cột thu lôi sẽ đảm nhận vị trí hướng tia sét ra xung quanh bên ngoài ngôi nhà, nhưng một phần điện áp vẫn có thể đi vào mạch điện và phá hủy thiết bị điện nếu thiết bị đó không được bảo vệ bởi thiết bị chống sét lan truyền.
Đường đi của tia sét
Đường đi của tia sét có sự khác nhau tùy trường hợp, cụ thể:
- Nếu sét đánh trực tiếp vào những công trình không được bảo vệ, điện áp tăng đột biến. Lượng điện áp này sẽ di chuyển vào bảng chuyển mạch và phá hủy tất cả các thiết bị điện trong gia đình
- Khi tia sét đánh gần tòa nhà không được bảo vệ, điện áp có thể di chuyển vào nhà thông qua đường dây điện có kết nối trực tiếp với bảng chuyển mạch
- Khi tia sét đánh trực diện vào tòa nhà có cột thu lôi, điện áp sẽ được truyền xuống đất xung quanh ngôi nhà. Tuy nhiên vẫn có một lượng điện áp có thể xâm nhập vào nhà thông qua mạch điện
- Khi tia sét đánh gần một tòa nhà được bảo vệ, điện áp vẫn có thể xâm nhập vào nhà thông qua hệ thống dây dẫn điện được kết nối với bảng chuyển mạch
Hình ảnh: Đường đi của tia sét có sự khác nhau tùy trường hợp
Thiết bị chống sét lan truyền là gì?
Thiết bị chống sét lan truyền có tên tiếng Anh là Surge Protection Device, viết tắt SPD. Đây là thiết bị có khả năng giới hạn hoặc thay đổi hướng của dòng điện tăng, từ đó bảo vệ thiết bị điện khi gặp sự cố sét đánh.
Thiết bị này thông thường sẽ được lắp đặt song song đến thiết bị điện cần được bảo vệ. Khi phát hiện điện áp tăng quá mức, thiết bị sẽ dẫn dòng điện đến hệ thống nối đất. Khi xảy ra tình trạng quá áp, điện trở của SPD rất thấp nên sẽ đảm nhận vai trò cung cấp năng lượng cho đường truyền đang có điện trở thấp xuống đất. Khi kết thúc quá trình, thiết bị này sẽ cung cấp đường dẫn điện trở cao trở lại cho dòng điện.
Tìm hiểu về hệ thống chống sét lan truyền
Hệ thống chống sét lan truyền có vai trò hạn chế quá tải đột ngột và dẫn truyền dòng điện xuống đất. Thiết bị này sẽ hạn chế biên độ của điện áp quá tải xuống một giá trị nhất định, mà ở giá trị đó nó không gây hại cho mạng điện hay các thiết bị điện.
Thiết bị SPD sẽ loại bỏ quá áp trong trường hợp:
- Nếu ở chế độ thông thường sẽ là giữa pha trung tính hoặc mặt đất
- Nếu ở chế độ phân chia sẽ là giữa giai đoạn và trung tính
Khi có sự cố quá áp xảy ra, thiết bị SPD sẽ:
- Dẫn năng lượng xuống đất ở chế độ thông thường
- Phân phối năng lượng cho các dây dẫn khác nếu đang ở chế độ phân chia
Hình ảnh: Hệ thống chống sét lan truyền có vai trò hạn chế quá tải đột ngột và dẫn truyền dòng điện xuống đất
Phân loại hệ thống chống sét lan truyền
Thiết bị SPD hiện đang được phân chia thành 3 loại cụ thể, mỗi loại có những đặc điểm riêng:
Chống sét lan truyền SPD loại 1
- Có đặc trưng là dòng điện dạng sóng 10/350µs.
- Thiết bị có khả năng xả dòng ngược do dòng sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đến đất
- Thiết bị SPD loại 1 được khuyến cáo nên sử dụng cho xí nghiệp, tòa nhà, nhà máy…đã được bảo vệ bởi hệ thống chống sét
Chống sét lan truyền SPD loại 2
- Có dòng điện dạng sóng 8/20µs.
- Đây là thiết bị bảo vệ chính cho các thiết bị điện hạ thế và thường được lắp đặt trong tủ điện để ngăn sự lan truyền của quá áp trong hệ thống
Chống sét lan truyền SPD loại 3
- Thiết bị có sự kết hợp của các sóng điện áp (1.2/50µs) và sóng dòng (8/20µs).
- Thiết bị có dung lượng xả thấp nên sẽ được lắp đặt như thiết bị bổ sung cho SPD loại 1 và vùng lân cận của các tải nhạy cảm
Các thiết bị trong hệ thống chống sét lan truyền
Trong một hệ thống chống sét lan truyền thường gồm các thiết bị sau:
- Trên đường nguồn: thiết bị cắt sét 1 pha, thiết bị cắt lọc sét 1 pha, thiết bị cắt sét 3 pha và thiết bị cắt lọc sét 3 pha.
- Cáp thoát sét.
- Thiết bị đếm sét.
- Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất.
- Hệ thống tiếp địa chống sét lan truyền.
- Thiết bị cắt sét, cắt lọc sét đường nguồn điện AC
- Thiết bị chống sét cho tín hiệu đường tín hiệu viễn thông, đường tín hiệu điều khiển công nghiệp, mạng máy tính, đường truyền điện thoại, đường truyền tốc độ cao, trên đường cáp feeder, cáp đồng trục.
- Công tắc báo động.
- Hệ thống tiếp địa chống sét lan truyền: hệ thống cọc tiếp địa
Các thiết bị chống sét lan truyền phổ biến
Để bảo vệ thiết bị điện cũng như mạng điện dân dụng, công nghiệp được an toàn trước hiện tượng sét đánh lan truyền, sử dụng thiết bị SPD là điều quan trọng và thiết yếu. Trên thị trường hiện nay có nhiều thiết bị SPD do nhiều hãng sản xuất, tuy nhiên sản phẩm của Schneider vẫn được nhiều người chọn lựa. Cụ thể:
Thiết bị chống sét lan truyền Acti 9
Acti 9 của Schneider hiện nay có rất nhiều mã khác nhau như: A9L16632, A9L16633, A9L16634, A9L08100, A9L20100…
- Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của châu Âu, đáp ứng tiêu chuẩn: IEC 61643-1 và EN 61643-11. Tiêu chuẩn bảo vệ IP20, IP40.
- Khả năng cắt sét Imax lên tới 65kA
- Gồm nhiều loại như: loại 1P, 1P + N, 3P + N.
- Có khả năng loại trừ xung quá điện áp chống sét loại 1 trong chống sét trực tiếp hay gián tiếp
Hình ảnh: Một số SPD Acti 9 của Schneider
Thiết bị chống sét lan truyền Easy 9
Kích thước của Easy 9 SPD nhỏ gọn bằng khoảng 1 con aptomat 1P. Thiết bị có 2 loại dòng điện là 1P+N và 3P+N. Trong đó: 1P+N có Imax (8/20μs) là 20kA; SPD 3P+N có 2 Imax (8/20μs) là 20kA và 45kA.
Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người cũng như đặc điểm của công trình cần lắp đặt sẽ chọn lựa thiết bị SPD cho phù hợp. Tuy nhiên đối với các công trình nhà ở dân dụng có thể chọn Easy9 SPD để tiết kiệm chi phí, đối với các công trình cao tầng, trung tâm thương mại…những nơi có không gian lớn nên chọn Acti9 SPD để gia tăng hiệu quả chống hiện tượng sét lan truyền.
Hình ảnh: Một số SPD Easy 9 của Schneider
Sau khi đã hiểu sét đánh lan truyền là gì cũng như những hậu quả nặng nề mà hiện tượng này gây ra, chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ thiết bị điện rồi đúng không nào. Nếu có nhu cầu mua thiết bị bảo vệ SPD chất lượng, hãy liên hệ đến AME Group để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhé.