Cách đi dây điện trong nhà AN TOÀN - NHANH GỌN
Làm thế nào để đi dây điện trong nhà nhưng vẫn duy trì được tính thẩm mỹ cho mái ấm? Đặc điểm của từng cách đi dây điện âm tường và đi dây điện nổi trong nhà là gì? Tất cả các thắc mắc chung của bạn đọc sẽ được AME Group giải đáp ngay trong bài viết bên dưới. Theo dõi ngay bài viết để bạn có cái nhìn cụ thể hơn trong vấn đề này nhé!
Tìm hiểu về đi dây điện âm tường và đi dây điện nổi
Hệ thống dây điện là thành phần không thể thiếu trong các công trình nhằm truyền tải và phân phối điện năng đến các thiết bị điện. Hiện nay, 2 phương pháp đi dây điện trong nhà được ứng dụng phổ biến tại nhiều gia đình hoặc tại nhiều công trình xây dựng đó là đi âm tường hoặc đi nổi.
Mỗi cách đi dây điện có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Cụ thể đặc điểm của từng cách đi dây điện này là gì? Nên lựa chọn phương pháp nào cho ngôi nhà của bạn? Hãy cùng chúng tôi khám phá để có những sự lựa chọn phù hợp nhất nhé!
Đi dây điện âm tường là gì?
Đi dây điện âm tường là phương pháp thiết kế hệ thống dây điện âm trong lớp tường gạch của ngôi nhà. Thông thường, các sợi dây điện sẽ được đặt vào bên trong ống dẫn hoặc được chôn trực tiếp vào bên trong bề mặt tường. Do đó, khi thiết kế, sơ đồ bản vẽ mạch điện cần được người thợ trình bày chi tiết cách lắp đặt và vận hành đường dây. Từ đó, đảm bảo không gặp phải những sự cố trong quá trình sử dụng.
Đi dây điện nổi là gì?
Ngược lại với cách đi đường dây điện âm tường, phương pháp đi dây điện nổi là cách đặt nổi trên bề mặt thay vì âm trong tường. Với cách đi dây này, hệ thống dây điện được lắp đặt trên trần, tường nhà, sàn hoặc được giấu trong những đường ống nằm nổi trên những bề mặt kể trên…
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường trong nhà
Đi dây điện âm tường là cách đi dây điện trong nhà được được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng cách đi dây này vẫn tồn đọng một số nhược điểm nhất định. Chính vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn, các bạn cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn, chúng tôi sẽ gửi đến bạn ưu, nhược điểm của phương pháp này ngay sau đây.
Ưu, nhược điểm của phương pháp đi dây điện âm tường
Xét về mặt ưu điểm, cách đi dây điện này được nhiều người lựa chọn bởi những điểm nổi bật sau:
- Hệ thống dây dẫn điện sẽ được thiết kế nằm bên trong các bề mặt như tường, sàn nhà… giúp bạn tiết kiệm được một lượng lớn không gian.
- Hạn chế được cảm giác rối mắt, chằng chịt do hệ thống dây điện gây ra. Nhờ đó, tính thẩm mỹ của công trình cũng được nâng cao hơn.
- Hệ thống dây điện được che chắn kỹ càng, có thể hạn chế được khả năng rò rỉ, giật điện trong quá trình sử dụng… đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng.
- Tránh ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài môi trường như nắng, mưa, sấm sét… Nhờ đó, tăng chất lượng đường dây và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng xảy ra trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những nhược điểm mà cách lắp đặt này gây ra, phải kể đến như:
- Vì được lắp đặt sâu bên trong tường nên đòi hỏi khi xây dựng, người thợ cần lên một bản vẽ chi tiết về hệ thống mạch điện. Nhờ đó, giúp quá trình xây dựng và sửa chữa sau này sẽ trở nên thuận tiện hơn.
- Trong quá trình xây dựng, khi cần đục, khoan các bộ phận như tường, sàn, trần thì cần đối chiếu với sơ đồ hệ thống mạch điện để tránh trường hợp thi công nhầm vào hệ thống đường dây, gây nguy hiểm.
- Chi phí lắp đặt cao hơn so với phương pháp đi nổi.
- Khi xảy ra sự cố hoặc có nhu cầu sửa chữa thì khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí phải bỏ ra.
Sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà
Sau đây, AME Group xin chia sẻ ví dụ về sơ đồ đi dây điện âm tường trong kiến trúc không gian ngôi nhà để chủ đầu tư dễ dàng tưởng tượng hơn. Có thể thấy, phương pháp đi dây điện trong nhà mang lại tính thẩm mỹ cao, nên hãy cân nhắc lựa chọn cho ngôi nhà của mình nhé!
Quy trình đi đường dây điện âm tường trong nhà
Để phương pháp đi dây điện âm tường trong ngôi nhà được diễn ra thuận lợi và đảm bảo về độ an toàn thì khi lắp đặt, bạn cần tuân thủ theo quy trình các bước như sau:
- Bước 1: Xác định được vị trí của các thiết bị sử dụng điện có trong gia đình: Các thiết bị dùng điện như máy quạt, tivi, đèn… sẽ được phân bổ ở những vị trí khác nhau. Do đó, việc xác định được vị trí các đồ vật này sẽ giúp bạn điều chỉnh hệ thống dây điện và vận hành các thiết bị thuận lợi hơn.
- Bước 2: Vẽ sơ đồ hệ thống mạch điện: Sau khi xác định được vị trí các đồ vật, cần vẽ sơ đồ hệ thống dây điện. Điều này giúp những người thợ thi công dễ dàng và tránh nhầm lẫn khi xây dựng.
- Bước 3: Tạo rãnh trên bề mặt cần thi công: Dựa vào bản vẽ, kỹ sư xây dựng có thể dùng phấn để đánh dấu và dùng các thiết bị chuyên dụng để tạo các rãnh trên bề mặt thi công.
- Bước 4: Lắp đặt đường ống dẫn dây điện: Khi đã tạo được các rãnh, tiến hành dùng kẽm hoặc kẹp để cố định đường ống lên rãnh đã tạo. Lưu ý, bạn nên chọn mua đường ống tại những địa chỉ uy tín nhằm nâng cao độ bền và an toàn khi sử dụng hệ thống điện trong ngôi nhà của mình.
- Bước 5: Luồn dây điện vào ống dẫn: Tiến hành luồn dây điện vào ống dẫn đã được lắp đặt trước đó.
- Bước 6: Hoàn thành việc lắp đặt. Ở bước này, bạn dùng hồ để trám lên các rãnh ống dẫn điện và kết thúc quá trình thi công.
Nguyên tắc đi dây điện âm tường trong nhà
Để hạn chế những nguy cơ rủi ro liên quan đến dòng điện, khi thi công hệ thống dây điện âm tường, bạn cần nắm rõ được các nguyên tắc quan trọng sau:
- Không tự ý lắp đặt nếu bạn không có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực này.
- Không lắp chồng chéo các dây điện lên nhau nhằm tránh trường hợp chập, nhiễu điện có thể xảy ra khi vận hành.
- Hệ thống đường ống dẫn điện phải được làm từ những chất liệu tốt, có chất lượng cao cùng khả năng chống thấm nước hiệu quả.
- Khi tạo đường rãnh cần lưu ý không khoét quá sâu để tránh tường nhà không được vững.
- Không lắp dây điện ở những vị trí ẩm ướt, có thể gây rò rỉ, tăng nguy cơ giật điện khi sử dụng.
- Tính toán và dự trữ lượng dây điện để tránh trường hợp nếu hư hỏng, có thể sửa chữa kịp thời.
Hướng dẫn cách đi dây điện nổi trong nhà
Nếu bạn đang cân nhắc đến phương pháp đi dây điện trong nhà bằng cách lắp nổi tại công trình của mình, có thể tham khảo ngay hướng dẫn được chúng tôi tổng hợp và gửi đến bạn sau đây:
Ưu, nhược điểm của phương pháp đi dây điện nổi
Trước khi quyết định chọn cách đi dây điện nổi, hãy cùng điểm qua ngay những ưu và nhược điểm mà phương pháp này mang lại nhé. Đây cũng là cách đi dây dẫn điện nổi được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội, có thể kể đến như:
- Khi lắp đặt không cần trang bị thêm ống dẫn hoặc khoét tường nên tiết kiệm được một khoản chi phí cho gia chủ.
- Có thể dễ dàng thay đổi vị trí của dây điện nên không cần chuẩn bị bản vẽ trước khi xây dựng.
- Quá trình thi công và lắp đặt đơn giản và nhanh chóng hơn so với đi dây điện âm tường.
- Trong quá trình sử dụng nếu có gặp sự cố thì cũng có thể dễ dàng sửa chữa, khắc phục.
Có thể nói, đây là phương pháp đi đường dây điện trong nhà nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn vẫn có những hạn chế nhất định, có thể kể đến như:
- Bởi vì được lắp đặt nổi trên bề mặt tường, sàn nhà…nên sẽ chiếm dụng một phần diện tích của không gian thiết kế.
- Hệ thống dây điện sẽ dễ gây rối mắt và mất thẩm mỹ.
- Sau một thời gian sử dụng, dây điện rất dễ bị hỏng, bong tróc….Điều này gây mất an toàn cho người sử dụng.
- Do không được bảo vệ kỹ càng nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên ngoài của môi trường, gây hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng.
- Dễ gây cháy nổ và chập điện nếu không được lắp đặt hợp lý.
Cách đi dây điện nổi trong nhà đẹp
Vậy làm sao để có thể lắp đặt hệ thống dây điện nổi đẹp nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho gia đinh? Tất cả sẽ được giới thiệu đến bạn ngay sau đây:
- Bước 1: Cần xác định được vị trí của các thiết bị điện trong nhà để từ đó có thể lắp đặt vị trí dây điện và bố trí ổ cắm phù hợp nhất.
- Bước 2: Luồn dây điện vào bên trong ống dẫn để việc lắp đặt được diễn ra thuận tiện và bảo vệ được dây điện tốt hơn. Để tăng tính thẩm mỹ, bạn nên ưu tiên lựa chọn những đường ống được thiết kế độc đáo, có tính thẩm mỹ cao cùng chất lượng tốt nhất.
- Bước 3: Tiến hành lắp các đường ống dây điện lên bề mặt. Cố định đường ống bằng đinh để tăng độ chắc chắn cho công trình.
- Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ công trình sau khi lắp đặt.
Nguyên tắc đi dây điện nổi đẹp
Để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bằng phương pháp đi dây điện nổi, bạn nên nắm lòng ngay những nguyên tắc sau:
- Lắp đặt dây điện cách nền nhà ít nhất 2m để dây điện không gây vướng víu, cản trở các hoạt động hàng ngày.
- Không được lắp đặt dây điện tại những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, bồn rửa tay…vì rất dễ gây chập, cháy và giật điện.
- Các ống nhựa là sự lựa chọn tốt nhất để luồn dây điện nhằm hạn chế tình trạng rò rỉ điện.
- Không đấu tắt dây điện trong ống ren nhằm tránh quá trình oxi hóa diễn ra nhanh chóng.
- Nên bọc dây điện bằng lớp chống cháy và dùng băng kéo để cố định.
Lưu ý khi đi dây điện trong nhà
Khi đi dây điện trong nhà, bạn cũng chú ý những điểm sau để tăng độ an toàn cùng nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình bạn đang thực hiện:
- Nên tách dây điện thành nhiều nhánh nhỏ để thuận tiện cho việc sửa chữa và thay thế nếu xảy ra sự cố.
- Khi đi dây điện âm tường nên ưu tiên lựa chọn ống tròn và vị trí lắp đặt không được quá 1/3 độ dày của tường.
- Đối với trần nhà làm từ thạch cao, khi đi dây điện âm tường, bạn nên lựa chọn ống đàn hồi bởi độ nhẹ và dễ dàng uốn cong của chất liệu này.
- Lựa chọn ống dẫn có kích thước phù hợp với số lượng dây điện bên trong và thường dây điện chỉ chiếm 75% tổng tiết diện của ống dẫn.
- Nên lắp đặt ống dẫn điện ở những nơi có nhiệt độ phù hợp, không vượt quá 70 độ C.
- Ưu tiên lựa chọn dây điện có màu sắc dễ nhận biết nếu bạn đang sử dụng hệ thống dây điện nối đất.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AME Group đã giúp bạn có thêm hiểu biết về cách đi dây điện trong nhà cùng cách lắp đặt hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình lắp đặt, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho đơn vị chúng tôi để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!