.

Timer là gì? - Phân loại và cấu tạo của Timer - Ứng dụng thực tiễn

17/10/2022 11:32 +07 - Lượt xem: 68598

Timer là gì? Bạn có biết rõ về khái niệm này không? Nó có mấy loại? Cấu tạo ra sao? Hoạt động như thế nào?...Trong nội dung bài viết này, AME Group sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về nó nhé.

Timer là gì

Timer là gì?

Timer là thiết bị điều khiển tự động, nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: bộ định thời, rơle thời gian, rơ le định thời, công tắc thời gian, bộ đặt thời gian…Nó được dùng với mục đích tự khởi động hoặc dừng một hệ thống, máy móc hay thiết bị nào đó sử dụng trong công nghiệp/gia đình.

Một trong những mô hình bộ định giờ ở gần chúng ta nhất mà nhiều người chưa biết, đó chính là bộ hẹn giờ trên máy quạt. Khi chúng ta thực hiện cài đặt thời gian cho máy quạt, tức là chúng ta đang sử dụng đến rơ le định thời. Sau thời gian đặt, nó sẽ tác động làm ngắt tiếp điểm cấp nguồn cho quạt và làm quạt ngừng hoạt động.

Timer là gì

Phân loại Timer

Công tắc thời gian hiện có 2 loại chính là loại hẹn giờ cơ và loại điện tử. Tương ứng với mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

  • Timer Analog: Có giá thành tương đối rẻ, dễ sử dụng, điện năng tiêu hao thấp là một số ưu điểm của nó. Nhưng nhược điểm là nó không có pin tích điện và không có bộp ghi nhớ thời gian. Nếu cắm vào các thiết bị điện công suất lớn, có thể xuất hiện tình trạng quá tải.
  • Timer điện tử: Sẽ được đánh giá cao hơn về chức năng. Đại đa số các doanh nghiệp, nhà máy, công trình sẽ chọn sử dụng loại điện tử này. Bởi hệ thống thời gian trên thiết bị chính xác đến từng phút, thiết kế nhỏ gọn, cộng thêm điện năng tiêu thụ thấp và có nhiều chế độ cài đặt theo nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, loại rơ le định thời này có thể điều khiển được nhiều thiết bị, trên diện tích lớn.

Phân loại Timer

Các thông số kỹ thuật Timer

Liên quan đến thông số của rơ le thời gian này sẽ bao gồm các thông số cụ thể như sau:

  • Kích thước.
  • Loại hiển thị.
  • Nguồn cấp.
  • Dải thời gian.
  • Chế độ hoạt động.
  • Ngõ vào.
  • Ngõ ra.
  • Kiểu đấu nối.
  • Kiểu lắp đặt.

Cấu tạo của timer là gì?

Mỗi bộ đặt thời gian sẽ có cấu tạo gồm 3 thành phần chính: nam châm điện, cơ cấu thời gian, tiếp điểm chính. Cụ thể:

  • Nam châm điện: Nam châm sẽ nhận điện áp từ nguồn điện thao tác, tức nguồn cấp cho mạch điện khống chế. Gồm có: cuộn dây điện áp, mạch từ tĩnh, lõi thép động, lò xo.
  • Cơ cấu thời gian: Sẽ có bánh răng dẫn động nối cứng, thanh hãm, bánh răng truyền động nhờ lò xo, truyền chuyển động cho bánh răng, tiếp điểm động. Bộ phận chính của thành phần này là hệ thống các bánh răng nối tới trục quay tiếp điểm động bởi banh ma sát. Chúng sẽ làm quay bánh răng 3 để truyền chuyển động đến cơ cấu con lắc. Cơ cấu của con lắc bao gồm bánh cóc, móc, quả rung. Cơ cấu này sẽ giữ cho tốc độ của tiếp điểm động quay đều.
  • Tiếp điểm chính: Có đầu tiếp xúc tĩnh, đầu tiếp xúc động, 2 tiếp điểm phụ đóng cắt không thời gian, tiếp điểm thuận, tiếp điểm nghịch.

Cấu tạo của timer

Nguyên lý hoạt động timer

Timer là gì chúng ta đã biết, vậy nó hoạt động dựa theo nguyên lý nào? Nguyên lý vận hành của công tắc thời gian sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp: Timer on delay, Off delay timer. Cụ thể:

Timer on delay

Đối với trường hợp này, khi cuộn dây được cấp nguồn, trạng thái các tiếp điểm sẽ như sau:

  • Tiếp điểm không định thời: Sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
  • Tiếp điểm định thời: Sẽ không đóng lại ngay, mà sẽ trải qua một khoảng thời gian như chúng ta cài đặt rồi mới đóng lại. Đồng thời chúng sẽ duy trì trạng thái đó.
  • Khi thực hiện ngắt nguồn điện cấp cho bộ định thời, toàn bộ các tiếp điểm sẽ quay về trạng thái ban đầu.

Timer on delay

Off delay timer

Trong trường hợp này, khi cuộn dây được cấp điện, thì các tiếp điểm sẽ như sau:

  • Tiếp điểm không định thời: Sẽ đóng và mở theo trạng thái thiết kế của nó.
  • Tiếp điểm định thời: Sẽ đóng lại và duy trì trạng thái đóng như các tiếp điểm trên.
  • Nếu ngắt nguồn cấp cho cuộn dây, các tiếp điểm không định thời sẽ bị ngắt. Nhưng các tiếp điểm định thời vẫn hoạt động trong một khoảng thời gian được đặt trước, rồi mới ngắt.

Off delay timer

Sơ đồ chân rơ le thời gian timer

Chân của một thiết bị timer relay thời gian trong thực tế thường có hơn 2 bộ tiếp điểm thường đóng/thường mở. Với các tiếp điểm này, có thể thiết kế nhiều mạch điện cho nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Dưới đây là hình ảnh sơ đồ của chân của một thiết bị timer relay thời gian trong thực tế.

Sơ đồ chân rơ le thời gian timer

Những tính năng nổi trội của timer hẹn giờ

Time hẹn giờ sở hữu nhiều tính năng đặc biệt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé:

Chuẩn xác về mặt thời gian

Đây là đặc trưng điển hình mà chúng ta cần phải nhắc đến. Trong bất kỳ hệ thống nào, việc timer đảm bảo về mặt thời gian chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến khả năng vận hành ổn định, trơn tru của cả hệ thống. Điều này có nghĩa là khi bạn tiến hành cài đặt thời gian hoạt động/ngừng hoạt động, hệ thống sẽ được thực hiện một cách chính xác.

Ví dụ vườn rau của bạn sẽ được tưới nước đúng giờ, đúng liều lượng dựa vào những tính toán đã được cài đặt sẵn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể cài đặt thời gian tự động bật/tắt thiết bị chiếu sáng hoặc sạc điện thoại…với mức độ chính xác đến từng giây.

Bộ đếm thời gian với biên độ rộng

Nếu như trước đây, bộ đếm thời gian của bộ định thời chỉ có 1 hoặc 2 chức năng. Thì nay vấn đề này đã được cải thiện một cách đáng kể, biên độ hoạt động sẽ linh hoạt hơn, có thể từ vài giây đến cả hàng giờ đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể tùy chỉnh thời gian hoạt động của các thiết bị theo ý muốn sử dụng của bản thân.

Có khả năng tích điện dự phòng

Ví dụ trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn như bị cúp điện thì timer vẫn có thể hoạt động mà không bị gián đoạn. Bởi nó có khả năng tích điện dự phòng. Với đặc tính này sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho sản xuất, cũng như cho các hộ gia đình.

Chịu được tải đầu ra lớn

Chỉ với một rơ le định thời, nhỏ nhưng chúng ta có thể điều khiển được rất nhiều thiết bị điện khác. Thậm chí đối với những thiết bị công suất lớn như hệ thống bơm thủy canh, bình nước nóng…lắp đặt timer vẫn có thể đảm bảo khả năng vận hành tốt.

Lợi ích của timer là gì?

Để hiểu hơn timer là gì, chúng ta cần phải biết về lợi ích khi sử dụng nó. Rơ le định thời được đánh giá cao về khả năng vận hành. Chính vì vậy mà nó được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn và mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Cụ thể:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể cho người sử dụng. Ví dụ như: tưới nước cho cây trồng, bật bình nóng lạnh, bật/tắt đèn ngủ…Với quỹ thời gian tiết kiệm được, các bạn có thể đầu tư vào những việc quan trọng khác.
  • Điều khiển thiết bị điện theo đúng ý muốn dựa vào việc cài đặt chế độ hẹn giờ. Từ đó giúp bạn yên tâm hơn, thoải mái hơn khi xử lý những công việc khác.
  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ hiệu quả, bởi đối với những thiết bị không sử dụng chúng ta có thể tắt chúng đi, góp phần bảo vệ độ bền, tuổi thọ của các thiết bị tối ưu.

Ứng dụng của timer là gì?

Trong thực tiễn, timer được sử dụng rộng rãi. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng cho những nơi công cộng, hành lang, cầu thang bộ…nhằm kiểm soát quá trình vận hành của các thiết bị một cách hiệu quả thông qua các cảm biến chuyển động. Với biện pháp này vừa mang đến tính tiện dụng, vừa tiết kiệm chi phí điện năng hiệu quả.
  • Ngoài ta, nó cũng được sử dụng cho hệ thống tự động ở các khu vực sản xuất. Những giai đoạn yêu cầu cao về mức độ chính xác, bộ đếm thời gian sẽ tích điện dự phòng và chịu tải đầu ra.
  • Những hệ thống chiếu sáng, các thiết bị điện tại những hệ thống phức tạp như: máy lạnh, quạt hút, tủ bảng điện,… đều cần đến rơ le định thời.
  • Công tắc thời gian cũng được sử dụng cho một số lĩnh vực khác như: điều khiển máy bơm, hệ thống tưới nước tự động…

Kinh nghiệm chọn timer tốt nhất

Nội dung cuối cùng mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài timer là gì hôm nay, chính lả cách chọn rơ le định thời tốt. Để chọn được rơle thời gian tốt, các bạn cần lưu ý đến một số yếu tố dưới đây nhé:

#1. Chú ý đến tên thương hiệu và xuất xứ

Thiết bị hiện đang được sản xuất tại nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hồng Kông, Ba Lan, Mỹ…Mỗi một loại sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia này sẽ có những đặc điểm khác nhau. Do đó khi chọn mua, các bạn hãy tìm hiểu kỹ để đưa ra sự chọn lựa phù hợp nhất nhé.

Chú ý đến tên thương hiệu và xuất xứ

#2. Khả năng chi trả

Giá của timer không giống nhau, nó cũng được phân chia ra thành nhiều phân khúc giá khác nhau. Bởi vậy tùy thuộc vào khả năng chi trả của mỗi người, chúng ta sẽ cân đối để đưa ra sự chọn lựa sao cho hài hòa nhất.

Tuy nhiên các bạn cũng lưu ý, không nên chọn sản phẩm có mức giá quá rẻ, bởi khi đó chất lượng sản phẩm sẽ rất khó được đảm bảo. Nhưng cũng không nên chọn những sản phẩm có mức giá quá cao, vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Bởi điều này sẽ tạo ra áp lực về mặt kinh tế cho bạn.

#3. Tuổi thọ thao tác của Timer

Đối với một công tắc thời gian thông thường, năng lực thao tác với tần số đóng ngắt khoảng 18000 lần/giờ và số lượng 500.000 lần là tuổi thọ đóng cắt của 1 timer với số lượng tiếp điểm 4NO + 4NC.

AME Group vừa cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết Timer là gì? Cũng như một số vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng những thông tin được chia sẻ thực sự hữu ích với bạn.

 




Bài xem nhiều