Tiết diện dây dẫn là gì? Vì sao phải chọn tiết diện dây dẫn?
Tiết diện dây dẫn là gì?
Tiết diện dây dẫn là diện tích mặt cắt vuông góc với dây dẫn. Khi cắt trực tiếp và vuông góc với chiều rộng của dây thì điểm cuối mặt cắt sẽ có hình tương tự như hình tròn. Khu vực điểm cuối của mặt cắt chính là diện tích tiết diện cắt ngang.
Chọn tiết diện của dây dẫn theo dòng điện nhằm mục đích gì?
Có thể nói, việc chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy vai trò cụ thể đó là gì?
– Nếu không chọn tiết diện phù hợp với dòng điện, việc sử dụng hiệu quả điện năng sẽ không được đảm bảo. Cụ thể:
- Nếu chọn tiết diện nhỏ hơn công suất dòng điện, sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải, gây nóng dây. Nếu trường hợp này diễn ra trong thời gian dài, dễ khiến cho dây dẫn bị giòn, nóng chảy, đứt dây dẫn. Từ đó gây ra các sự cố như chập cháy, hỏa hoạn nguy hiểm.
- Nhưng nếu chọn tiết diện lớn hơn so với dòng điện sẽ tiêu tốn chi phí đầu tư.
– Không chỉ lãng phí chi phí đầu tư cho dây dẫn, mà còn tiêu tốn chi phí đầu tư các thiết bị hỗ trợ, bảo vệ như: ống bọc dây điện, ống đi dây điện âm tường…
– Tính thẩm mỹ của không gian lắp đặt cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu chọn tiết diện của dây dẫn không phù hợp.
– Thêm một lý do nữa mà chúng ta nên chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện, đó chính là tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Công thức tính tiết diện dây dẫn
Để tính tiết diện dây dẫn, chúng ta sẽ áp dụng công thức sau:
Công thức tính theo cường độ dòng điện
S = I/J |
Trong đó:
- S: Tiết diện của dây dẫn (mm2)
- I: Dòng điện khi chạy qua mặt cắt vuông (A)
- J: Mật độ của dòng điện cho phép (A/mm2)
- (J) của dây đồng xấp xỉ 6A/mm2.
- (J) của dây nhôm xấp xỉ 4,5A/mm2.
Đối với dây 3 pha, việc tính tiết diện của dây quấn quanh motor hoặc tính tiết diện dây quấn biến áp, cũng sẽ áp dụng tương tự theo công thức trên.
Ví dụ:
Tính tiết diện dây điện của bếp từ có công suất 6KW sử dụng điện 1 pha.
-> Áp dụng công thức trên ta có: I = 6000 / (220×0.8) = 34.2A. Như vậy trong trường hợp này, tiết diện của dây đồng sẽ là S = 34.2 / 6 = 5.7 mm².
Công thức tính theo công suất
Để tính tiết diện của dây dẫn theo công suất, chúng ta cần phải biết được điện trở. Điện trở sẽ được tính như sau:
Từ công thức tính điện trở trên, chúng ta sẽ có công thức tính tiết diện của dây dẫn như sau:
Trong đó:
- S: Tiết diện của dây (m2).
- ρ: Điện trở suất của dây (Ωm).
- l: Chiều dài dây (m).
- R: Điện trở (Ω).
- I: Cường độ dòng điện (A).
- U: Hiệu điện thế (V).
Kinh nghiệm chọn tiết diện dây dẫn
Để chọn tiết diện của dây dẫn phù hợp, các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé:
- Xác định chính xác nguồn điện sử dụng là điện 1 pha hay điện 3 pha khi vào hệ thống. Như vậy chúng ta mới có thể xác định được lõi dây điện, nguồn điện cung cấp.
- Tính toán tổng công suất thiết bị tiêu thụ, cũng sẽ giúp việc chọn lựa dây dẫn phù hợp hơn.
- Chọn dây dẫn sử dụng trong nhà hay ngoài trời.
- Một số trường hợp không chọn tiết diện theo mật độ dòng điện như sau:
- Mạng lưới điện của xí nghiệp hoặc các công trình công nghiệp lên đến 1000V và có số giờ phụ tải cực đại đạt 5000h.
- Lưới phân phối điện áp 1000V và lưới chiếu sáng được chọn theo tổn thất điện áp cho phép.
- Dây dẫn đến biến trở và điện trở khởi động
- Lưới điện tạm thời và lưới điện có thời hạn sử dụng là dưới 5 năm.
Bảng tra cứu dây dẫn
Để thuận tiện cho quá trình tính toán và chọn lựa tiết diện của dây dẫn, các bạn có thể theo dõi dựa vào bảng tra cứu dưới đây:
Thông tin về bảng tra cứu dây dẫn cũng là nội dung cuối cùng mà AME Group chia sẻ đến các bạn trong bài viết về tiết diện dây dẫn hôm nay. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ đến chúng tôi ngay nhé.