.

RFID là gì? Đặc điểm - Nguyên lý hoạt động của RFID ra sao?

06/11/2022 09:29 +07 - Lượt xem: 13905

RFID là gì? RFID được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất hiện nay, nhưng để hiểu rõ về nó thì không phải ai cũng biết. Với mong muốn giúp các bạn hiểu hơn về công nghệ này, ngay sau đây AME Group sẽ chia sẻ đến các bạn một số thông tin chi tiết về nó nhé.

RFID là gì

RFID là gì?

RFID là cụm từ viết tắt của Radio Frequency Identification hay còn gọi là nhận dạng qua tần số vô tuyến. Đây là công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.

Thay vì phải đi quét từng mã vạch trên từng sản phẩm qua chiếc máy quét, chúng ta có thể nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống không dây.

Điểm đặc biệt của công nghệ này, đó là không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể đọc xuyên qua môi trường, vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá…và những điều kiện môi trường thách thức khác mà các công nghệ khác không thể phát huy được hiệu quả.

Cấu tạo của hệ thống RFID

Để hiểu hơn RFID là gì? Chúng ta cần biết cấu tạo của nó. Đối với một hệ thống Radio Frequency Identification sẽ bao gồm những thiết bị sau:

  • Thẻ RFID (RFID Tag/transponder): Đây là một thẻ gắn chip + Anten.
  • Thẻ RFID: Nó có thể dùng để thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm. Thay vì phải đưa máy quét vào sát mã vạch để quét, đối với công nghệ này sẽ cho phép thông tin được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý nào.
  • Thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc-reader): Nó được dùng để đọc thông tin từ các thẻ và có thể đặt cố định hoặc lưu động.
  • Antenna: Đây là thiết bị dùng để liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu sóng để kích hoạt và truyền nhận với thể.
  • Server: Phần mềm vi tính, nhu nhận, xử lý dữ liệu phục vụ giám sát, thống kê, điều khiển,…

Cấu tạo của hệ thống RFID

Đặc điểm của hệ thống RFID

Một số đặc điểm của Radio Frequency Identification mà chúng ta có thể nhắc đến như sau:

  • Radio Frequency Identification sẽ sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng như mã vạch.
  • Những tần số thường được sử dụng trong hệ thống là 125Khz hoặc 900Mhz.
  • Khi không có một tiếp xúc vật lý nào, thì thông tin vẫn có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ.
  • Nó có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn…

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Thiết bị RFID reader sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định. Khi RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu thập năng lượng. Từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Thiết bị RFID reader có thể nhận diện được tag nào đang trong vùng hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Các khoảng cách đọc chuẩn của RFID

Một trong những nội dung tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết về RFID là gì? hôm nay chính là khoảng cách đọc chuẩn của nó.Khoảng cách đọc phụ thuộc vào những yếu tố như thông số và điều kiện cụ thể. Ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào thẻ là Active hay Passive Tag. Tuy nhiên nhìn chung, hiện nay phần lớn thẻ RFID Passive có khoảng cách đọc < 3 feet.

Hệ thống Radio Frequency Identification do sử dụng dải tần UHF nên sẽ có khoảng cách đọc lớn hơn. Đặc biệt có những hệ thống có khoảng cách đọc lên đến 300 feet (100 m).

Dải tần hoạt động của hệ thống RFID

Dải tần của Radio Frequency Identification có thể là tần số thấp, tần số cao, dải vi sóng…Cụ thể:

  • Tần số thấp – Low frequency 125 KHz: Dải tần này tương đối ngắn nên tốc độ đọc sẽ thấp.
  • Dải tần cao – High frequency 13.56 MHz: Với dải tần này thì khoảng cách đọc ngắn và tốc độ đọc trung bình. Hiện nay phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.
  • Dải tần cao hơn – High frequency: Đây là dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc từ trung bình đến cao. Nhưng thẻ Active sử dụng tần số này.
  • Dải siêu cao tần – UHF frequency 868-928 MHz: Đây là dải độc rộng với tốc độ đọc cao. Những thẻ Acti ve và một số thẻ Passive cao tần thường sử dụng dải này.
  • Dải vi sóng – Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng và tốc độ đọc lớn.

Dải tần hoạt động của hệ thống RFID

Ưu, nhược điểm của RFID

Để hiểu hơn RFID là gì? Chúng ta cần tìm hiểu về những ưu nhược điểm của nó. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của RFID là gì?

Một số ưu điểm của công nghệ mới này chúng ta có thể kể đến như sau:

  • Không cần thiết lập đường ngắm: Để có thể theo dõi các hội đồng nơi nhãn mã vạch có thể được che hoặc trong các ứng dụng mà một phần được sơn hoặc tiếp xúc với các quy trình sẽ làm hỏng hoặc phá hủy nhãn mã vạch. Như vậy RFID sẽ là sự chọn lựa ưu tiên nhất – Nó sẽ giúp giữ nguyên vị trí và người đọc có thể nắm được thông tin về mã mà không cần phải lo lắng về tầm nhìn.
  • Dễ dàng viết lại hoặc sửa đổi dữ liệu thẻ: Đối với các ứng dụng mà thẻ RFID di chuyển bằng thùng hoặc nhà cung cấp thay vì bộ phận hay sản phẩm cụ thể. Việc linh hoạt trong việc sửa đổi dữ liệu trên sàn cửa hàng có thể giúp thẻ trở nên hữu ích hơn. Cũng vì vậy mà việc theo dõi trong các hoạt động sản xuất cũng trở nên năng động hơn.
  • Hợp lý hóa theo dõi tài sản: Hiện nay nhiều công ty sử dụng loại thẻ này để theo dõi các container, pallet và các tài sản đắt tiền khác.
  • Tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung ứng: Khi sử dụng dụng cụ quét mã vạch sẽ cần đến sự hiện diện của con người. Nhưng với RFID, việc theo dõi có thể diễn ra tự động và thường xuyên hơn. Nhờ vậy khả năng hiển thị chi tiết hơn cho các hoạt động sản xuất thông qua các cập nhật thời gian thực cũng tốt hơn.
  • Số lượng hàng tồn kho dễ dàng hơn: Việc sử dụng công nghệ mới này sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, cũng như việc hoàn thành số lượng hàng tồn kho với thời gian ngắn và số lượng nhân viên tối thiểu.
  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí đầu tư cho công nghệ này cũng không quá đắt đỏ. Chính vì vậy có thể tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp/nhà máy…hiệu quả.

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, song công nghệ này vẫn còn một số nhược điểm nhất định. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nhược điểm đó nhé:

  • RFID vẫn đắt hơn mã vạch: Nếu sử dụng công nghệ mới này cho những sản phẩm hoàn thiện rẻ tiền, thì chi phí đầu tư sp với mã vạch thường sẽ đắt hơn.
  • Hầu hết các đối tác thương mại không sử dụng RFID.
  • RFID phức tạp hơn mã vạch.
  • Yêu cầu về quản lý dữ liệu: Khi sử dụng công nghệ mới sẽ mang đến cho bạn nhiều dữ liệu hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn cần phải có hệ thống chắc chắn cho việc quản lý những dữ liệu đó.

Ứng dụng của RFID là gì?

Sự ra đời của công nghệ RFID đã giúp giảm tải công việc cho con người rất nhiều. Chính vì vậy mà trong nhiều lĩnh vực hiện nay, công nghệ này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cụ thể:

Trong việc quản lý kho

Công nghệ này được sử dụng nhằm mục đích phân loại các vật tư, sản phẩm trong kho thông qua hệ thống tag RFID được gắn lên từng vật thư và thiết bị đọc tag RFID. Những dữ liệu liên quan đến kho như: vị trí, số lượng, phân loại…sẽ được thu thập qua hệ thống RFID và đưa về lưu trữ, hiển thị tại hệ thống máy chủ của kho.

Nhờ vậy mà các hoạt động xuất/nhập kho trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Đồng thời giảm tải công việc cho con người.

ứng dụng Trong việc quản lý kho

Trong sản xuất các sản phẩm theo dây chuyền

Hệ thống này sẽ được sử dụng nhằm thay thế cho thẻ Kaban giúp kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất, cũng như xác định rõ bán thành phẩm đang ở công đoạn nào. Ngoài ra, sử dụng công nghệ này cũng sẽ giúp hạn chế các lỗi phát sinh hoặc tồn đọng bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất. Giúp các hoạt động diễn ra trên dây chuyền sản xuất nhịp nhàng, trơn tru hơn.

Trong việc bảo quản, vận chuyển các sản phẩm tới hệ thống tiêu thụ

Công nghệ mới này sẽ đảm nhận vai trò theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, với những nhiệm vụ truyền dữ liệu về trung tâm kiểm soát. Từ đó có thể kiểm soát được những sản phẩm trong điều kiện tối ưu nhất, hạn chế những hư hại có thể xảy ra đối với sản phẩm do ảnh hưởng từ các yếu tố vừa kể trên.

RFID  là công nghệ mới, có tính ứng dụng cao trong sản xuất và mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho con người. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sử dụng, các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng nó nhé, bởi không phải lĩnh vực kinh doanh nào cũng thích hợp để áp dụng công nghệ này.

ứng dụng Trong việc bảo quản, vận chuyển các sản phẩm tới hệ thống tiêu thụ

Với những thông tin mà AME Group chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã biết RFID là gì cũng như đặc điểm, nguyên lý hoạt động…của nó rồi đúng không nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến công nghệ này cần được giải đáp, hãy liên hệ đến chúng tôi ngay nhé.

 




Bài xem nhiều