.

Power Supply là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch

21/09/2022 18:14 +07 - Lượt xem: 134302

Power Supply là gì? Làm thế nào để đánh giá một Power Supply tốt? Là những vấn đề được rất nhiều người dùng máy tính quan tâm. Trong bài viết dưới đây, AME Group xin được giới thiệu đến bạn toàn bộ các kiến thức cơ bản về thiết bị điện này. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

power supply là gì

Power Supply là gì?

Power Supply được hiểu là bộ chuyển mạch có tác dụng chuyển đổi từ một điện áp cao cấp (điện áp xoay chiều AC) thành điện áp một chiều (DC). Nó được gọi với nhiều tên khác như bộ nguồn chuyển mạch, bộ nguồn đóng ngắt, hệ thống bộ chuyển đổi nguồn.

Thiết bị giúp chuyển đổi năng lượng một cách hiệu quả hơn. Do đó nó được ứng dụng trong các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính xách tay,…

hình ảnh bộ nguồn chuyển mạch

Cấu tạo của mạch Power Supply

Trong mạch Power Supply được cấu tạo bởi nhiều bộ phận như:

  • Bridge rectifier (Bộ chỉnh lưu cầu): Được dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) sang dòng điện một chiều (DC).
  • Filter capacitor (Tụ lọc): Có tác dụng làm mịn dòng điện một chiều, loại bỏ các gợn sóng không mong muốn.
  • Start up resistors (Biến trở khởi động): Giúp giảm điện áp trong tụ điện khởi động.
  • Chopper/Power FET (Transistor trường ứng FET): Loại một loại linh kiện bán dẫn transistor, có khả năng sử dụng điện trường để kiểm soát ảnh hưởng đến độ dẫn của kênh dẫn và các vật chất bán dẫn khác.
  • Pulse Width Modulation (Mạch điều chỉnh điện áp ra tải): Điều khiển công suất cung cấp cho các thiết bị điện khác nhau.
  • Current sense resistor (Biến trở dò dòng điện): Được dùng để đo dòng điện, nhằm phát hiện chuyển đổi dòng điện áp đầu ra phù hợp.  Các loại biến trở dò dòng điện thường có điện trở thấp để giảm tiêu thụ điện năng, cũng như nguy cơ đoản mạch.
  • Switch mode power transformer (Biến áp SMP): Chuyển đổi nguồn điện chính AC sang DC.
  • Optoisolator/optocoupler: Là thiết bị bán dẫn để truyền tín hiệu điện giữa hai mạch cách ly.
  • Error Amplifier IC (Vi mạch khuếch đại lỗi TL431): Khuếch đại tín hiệu lỗi TL431, tạo biến áp cố định để khống chế điện áp trên cuộn thứ cấp.
  • Secondary inductors (Cuộn thứ cấp): Được nối với tải điện tiêu thụ và là một trong những thành phần quan trọng của máy biến áp.
  • Secondary diodes  (Điốt thứ cấp): Linh kiện bán dẫn có khả năng chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều cố định.
  • Secondary filter capacitors (Tụ lọc thứ cấp): Tích trữ điện năng trên cuộn thứ cấp cho tải.

Nguyên tắc hoạt động của Power Supply là gì?

Power Supply sẽ hoạt động như sau: Điện áp AC được chuyển từ nguồn chính AC Supply đưa các thông tin về bộ chỉnh lưu cầu. Từ đó cho ra một hệ thống điện áp đầu ra kiểu DC. Tiếp đến chúng sẽ lọc bằng 1 tụ điện lớn hơn với giá trị vào khoảng 450V.

Tiếp đến nguồn điện áp này sẽ được đi qua biến áp, vượt qua ngưỡng điện trở của điện áp, rồi hạ giá trị sau đó được đưa vào nguồn pin VCC.

Khi các bộ vi mạch PWM thu được điện áp, nó sẽ tạo ra một tín hiệu để nhận biết. Bên cạnh đó, từ trường trên các cuộn dây sẽ dần thay đổi. Sau đó chúng thay đổi tiếp ở các cuộn dây thứ cấp.

Lưu ý: Trong một mạch điện áp có đầu ra là DC 8+. Sản lượng được sinh ra sẽ quay trở lại PWM. Khi B+ tăng hoặc giảm, nó sẽ khiến mạch PWM hoạt động để điều chỉnh lại các trị số.

Sự điều chỉnh giảm

  • Trong mạch điều chỉnh giảm sẽ gồm các bộ phận như cuộn cảm, diot, tụ điện và hệ thống mạch khuếch đại hoặc mạch điều chỉnh tuyệt đối.
  • Sản phẩm hoạt động bằng cách thay đổi thời gian với điện năng được nhận từ nguồn.
  • Còn nguyên lý vận hành, điều chỉnh giảm xuất hiện điện áp khi mạch đóng. Ví dụ như các phương trình điện dẫn, dòng điện sẽ tăng vọt lên đạt mức ổn định. Khi đó, diot ở trạng thái đảo chiều và sẽ không có khả năng điều khiển.

Sự điều chỉnh giảm

Sự điều chỉnh tăng

Sự điều chỉnh tăng hay Boost Converter là một trong những lợi thế của SMPS, nó được tạo ra các thay đổi trong điều chỉnh tăng và chuyển đổi Boost. Đặc biệt nó được ứng dụng rộng rãi khi cần mức điện áp cao để tăng công suất.

Chúng có cách thức hoạt động khá đơn giản. Đó là dựa vào sự tác động của việc tắt hay mở công tắc. Khi đó bạn có thể kiểm tra dạng sóng của dòng điện ở các thời điểm khác nhau. Thông thường khả năng đạt hiệu cao lên đến 85%.

Sự kết hợp điều chỉnh tăng-giảm

Sự kết hợp này đem lại một khả năng lớn hơn so với khi hoạt động một mình. Dưới đây là một số cấu hình có sử dụng sự kết hợp này:

V-in, V-out: Đây là cấu hình có sự kết hợp của các bộ phận chuyển đổi buck đơn lẻ hay chuyển đổi boost đơn lẻ. Tuy nhiên, sự kết hợp này thường tạo ra điện áp âm đầu ra so với điện áp dương đầu vào. Nó không phải là dạng được sử dụng phổ biến mà chỉ được áp dụng cho một số thiết bị.

V-in, V-out +: Là một sự kết hợp giữa hai điện áp đầu vào và đầu ra đều cùng cực. Tại đây, hai công tắc sẽ hoạt động cùng một lúc, thực hiện việc đóng mở. Khi công tắc điện mở, dòng điện sẽ được hình thành ngay sau đó.

Ưu, nhược điểm của Power Supply là gì?

Được biết đến là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ thống điện có tác dụng giúp ổn định và hạn chế nguy cơ chập mạch có thể dẫn đến hư, hỏng thiết bị, Power Supply nhưng ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao: Mức tản nhiệt của bộ cấp nguồn thấp giúp đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, lệnh ON/OFF sẽ giúp dễ dàng chuyển sang dạng mạch.
  • Thiết kế nhỏ gọn: Power supply được thiết kế khá nhỏ gọn, từ đó giúp tiết kiệm diện tích trong mạch điện.
  • Công nghệ linh hoạt: Thiết bị được tích hợp khả năng chuyển đổi linh hoạt cho các thiết bị, từ đó giúp điều chỉnh mức tăng/giảm điện áp hoặc cả hai.

Power Supply giúp điều chỉnh tăng điện áp

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì Power Supply còn tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Tạo ra nhiều xung: Khi bạn đóng hoặc ngắt bộ cấp nguồn sẽ tạo ra các xung. Nó có thể phá hủy, cũng như gây trục trặc thiết bị.
  • Tăng chi phí: Đây là loại mạch được thiết kế theo một kiểu duy nhất. Do đó cần lắp thêm các thành phần như tụ điện, bộ lọc,… bên ngoài để hỗ trợ hoạt động.
  • Đòi hỏi chuyên môn cao: Để có bộ cấp nguồn hoạt động tốt cầu kỹ thuật cao. Nếu như nhân lực của đơn vị thi công không đủ kinh nghiệm. Nó có thể gây hư hỏng, trục trặc máy móc hay thiết bị.

bộ cấp nguồn cần được thực hiện đúng kỹ thuật

Tiêu chí đánh giá Power Supply tốt

Vậy làm thế nào để đánh giá được một Power Supply tốt? Dưới đây là một gợi ý để bạn chọn lựa thiết bị đạt chuẩn:

  • Sự ổn định điện áp đầu ra: Khi thiết bị hoạt động với công suất thiết kế, điện áp trên dây không sai lệch quá từ -5% đến +5% so với điện áp định danh.
  • Điện áp đầu vào cần phải bằng phẳng, không gây ra hiện tượng nhiễu xung.
  • Công suất đầu vào hoặc đầu ra phải từ 81% trở lên. Bên cạnh đó không gây ra các hiện tượng như từ trường, điện trường, nhiễu xung ra xung quanh. Ngoài ra, bộ cấp nguồn tốt cần phải chịu được những thử tác động lên chính mình.
  • Cần đảm bảo quá trình hoạt động của thiết bị không sinh ra nhiệt độ cao, rung ít và tiếng ồn nhỏ.
  • Mạch điện cần có dây nối, chân cắm đa dạng, dây phải được bọc cẩn thận và chống nhiễu tốt.
  • Dải điện áp đầu vào rộng hoặc thường nằm trong khoảng từ 90 – 260Vac, tần số 50/60Hz.

Như vậy qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những kiến thức quan trọng xoay quanh chủ đề “Power Supply là gì?” Mong rằng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức thú vị. Mọi thắc mắc hay những đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với AME Group để được hỗ trợ.

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    01/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Dây cáp điện ngoài trời 2x4mm được ứng dụng tại nhiều công trình xây dựng hiện đại bởi có chất lượng cao, hoạt động ổn định trong thời gian dài. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm phù hợp với công trình của mình, hãy tham khảo ngay TOP 8 dòng cáp 2x4mm chất lượng cao do AME Group chia sẻ trong bài viết sau.

  •  
     
    01/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Trong quá trình lắp đặt hệ thống dây dẫn điện, các gia chủ thường thắc mắc có nên đi dây điện dưới nền nhà hay không? Đây là một phương pháp phổ biến với các ưu, nhược điểm riêng biệt. Để giải đáp thắc mắc trên, cùng AME Group tìm hiểu chi tiết những ưu, nhược điểm về phương pháp đi dây điện âm sàn trong bài viết sau.

  •  
     
    20/09/2024 | Tin chuyên ngành

    Làm thế nào để đi dây điện trong nhà nhưng vẫn duy trì được tính thẩm mỹ cho mái ấm? Đặc điểm của từng cách đi dây điện âm tường và đi dây điện nổi trong nhà là gì? Tất cả các thắc mắc chung của bạn đọc sẽ được AME Group giải đáp ngay trong bài viết bên dưới. Theo dõi ngay bài viết để bạn có cái nhìn cụ thể hơn trong vấn đề này nhé!

  •  
     
    20/09/2024 | Tin chuyên ngành

    Cách bảo quản dây điện dân dụng là kiến thức gia chủ nào cũng nên nắm vững để đảm bảo hiệu quả truyền tải điện cũng như bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình. Vậy có những cách nào để bảo quản dây điện tránh hư hỏng? Có mẹo nào giúp nâng cao tuổi thọ của dây điện? AME Group – Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dây cáp điện sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết sau.

  •  
     
    19/09/2024 | Tin chuyên ngành

    Cách đọc thông số trên dây cáp điện là kiến thức hữu ích mà các chủ đầu tư nên trang bị cho mình để hiểu rõ thông tin và lựa chọn dây cáp điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong bài viết sau, AME Group sẽ chia sẻ ngay những ký hiệu thường gặp cũng như giải mã cách đọc thông số trên các dòng cáp điện phổ biến. Đừng bỏ qua những chia sẻ cực kỳ hữu ích trong bài viết sau nhé!

  •  
     
    19/09/2024 | Tin chuyên ngành

    So sánh dây điện 1 lõi và nhiều lõi để tìm được sản phẩm phù hợp chắc hẳn là những quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư trong quá trình lắp đặt hệ thống phân phối điện cho công trình. Mỗi loại dây có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. AME Group – Đơn vị cung cấp dây dẫn điện uy tín, sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.

  •  
     
    05/09/2024 | Tin chuyên ngành

    Dây cáp điện bọc cao su đang dần thay thế các loại cáp dẫn điện khác như dây nhựa, dây trần,… Sản phẩm sở hữu nhiều đặc tính ưu việt mang lại cho người dùng thiết bị dẫn điện chất lượng cao, tiện dụng. Cùng AME Group tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm trong bài viết sau đây.

  •  
     
    22/08/2024 | Tin chuyên ngành

    Khi xảy ra sự cố chập cháy ổ điện, nhiều người lo lắng vì không biết cách sửa ổ điện bị chập ra sao để đảm bảo yếu tố về kỹ thuật điện, cũng như an toàn khi sử dụng. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điện, AME Group sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về vấn đề bạn đang quan tâm trong bài viết sau. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé.