.

Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân, hướng dẫn kiểm tra, xử lý từ chuyên gia AME

27/05/2022 08:29 +07 - Lượt xem: 32612

Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến đoản mạch? Tác hại của tình trạng này ra sao? Làm thế nào để phát hiện và xử ly kịp thời, hiệu quả? Tất cả thắc mắc trên sẽ được AME Group giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

ngắn mạch là gì

Ngắn mạch (đoản mạch) là gì?

Ngắn mạch hay đoản mạch là tình trạng làm cho tổng mạch nhỏ đi do điện bị chập ở 1 điểm nào đó. Khi này, dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột biến đồng thời điện áp giảm đi. Dòng điện không đi đúng qua trình dẫn điện, di chuyển theo khoảng cách ngắn, dây điện bị đứt gây rò rỉ điện,…

Hay hiểu 1 cách hàn lâm hơn theo Wikipedia, ngắn mạch là khi mạch điện cho phép dòng điện đi qua theo một con đường ngoài ý muốn mà không có điện trở kháng hoặc điện trở kháng thấp vì vậy dẫn đến xuất hiện dòng điện có cường độ cao chạy trong mạch.

Khi đoản mạch xảy ra thường có tiếng nổ lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống mạch điện, dây dẫn, thiết bị cũng như con người.

hiện tượng ngắn mạch trong mạch điện

Hiện tượng ngắn mạch

Các loại ngắn mạch trong mạch điện

Hiện nay, 2 dòng điện được sử dụng phổ biến là điện 3 pha và dòng điện 1 pha, mỗi loại sẽ dẫn đến tình trạng đoản mạch khác nhau. Tình trạng thường xảy ra trong các mạch điện khác nhau, chúng có nhiều dạng, dưới đây là các loại ngắn mạch phổ biến nhất mà bạn cần biết:

  • Ngắn mạch 3 pha: 3 pha bị chập nhau
  • Ngắn mạch 2 pha: 3 pha chập nhau
  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất: Một pha chập đất hoặc chập dây trung tính
  • Ngắn mạch 2 pha chạm đất: 2 pha chập nhau đồng thời chạm đất

Tác hại của ngắn mạch

Ngắn mạch được đánh giá là sự cố điện nguy hiểm, có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng đối với trang thiết bị, vật chất, con người:

  • Dễ gây cháy nổ do dòng điện tăng đột biến khiến sinh nhiệt lớn
  • Nhiệt độ cao cũng có thể làm biến dạng, vỡ các thiết bị do tạo ra lực cơ khí giữa các phần tử
  • Làm sụt áp lưới điện khiến động cơ ngừng quay, thiết bị dừng hoạt động
  • Ảnh hưởng đến công suất hoạt động của máy phát điện, quay theo các tốc độ khác nhau khiến mất đồng bộ.
  • Khiến rò rỉ điện gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người

tác hại của ngắn mạch

Tác hại của ngắn mạch

Nguyên nhân xảy ra ngắn mạch

Trwuosc khi tìm hiểu về nguyên nhân khắc phục sự cố này, bạn cần hiểu rõ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thực tế, có nhiều tác động khác nhau dẫn đến tình trạng ngắn mạch xảy ra, cụ thể như:

  • Lớp cách điện bị hỏng
  • Tác động từ các nguyên nhân thời tiết như bão gây đổ cột điện khiến dây chập nhau, sét đánh gây phóng điện.
  • Dây dẫn, thiết bị bọ côn trùng, động vật gặm nhấm
  • Thiết bị phát sinh sự cố bên trong khiến dây nóng và dây trung tính chập nhau
  • Phích căm thiết bị không được chắc chắn, tuột 1 đầu cực ra ngoài và chạm với 1 dây dẫn khác.
  • Không tháo dây nối đất khi đóng điện sau khi sửa chữa
  • Dòng điện tăng đột ngột gây nổ, xuất hiện tia lửa điện khiến chập mạch
  • Các thiết bị điện, đồ gia dụng bị hỏng hóc, ổ cắm điện, cầu chì, phích cắm bị lỗi,….
  • Tường, không gian lắp đặt mạch điện bị ẩm ướt dẽ khiến chập cháy hay thiết bị điện quá tải khiến mạch điện không đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng có thể dẫn đến đoản mạch,…

Cách kiểm tra ngắn mạch

Khi mạch điện gặp sự cố, trước tiên bạn cần kiểm tra đó có phải hiện tượng đoản mạch hay không nởi đây là tình trạng phổ biến hay xảy ra, từ đó đưa ra phương án sử xử lý hiệu quả. Cách kiểm tra ngắn mạch như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí ngắt mạch thông qua bảng điện điều khiển. Thông thường vị trí xảy ra sự cố sẽ báo hiệu đèn đỏ hoặc cam và thực hiện ngắt mạch kịp thời. Với hệ thống điện đi trên mặt đất, bạn có thể xác định được vị trí xảy ra ngắn mạch
  • Bước 2: Kiếm tra dây nguồn của thiết bị bằng mắt hoặc sử dụng đồng hồ van năng đo điện áp, điện trở mạch điện.
  • Nếu dây điện bị nóng, bọ rò điện hoặc dây có mức điện áp lỗi sẽ không cho kết quả trên đồng hồ vạn năng.
  • Nếu kết quả đo của đồng hồ trùng với thông số của mạch điện đồng nghĩa với hệ thống thiết điện không có tình trạng ngắn mạch xảy ra.

cách kiểm tra ngắn mạch

Cách kiểm tra ngắn mạch

Cách xử lý khi bị ngắn mạch

Sau khi kiểm tra ngắn mạch theo hướng dẫn được tình bày ở trên, chúng ta cần thực hiện xử lý sự cố nhanh chóng để mạch điện và hệ thống thiết bị có thể hoạt động bình thường.

  • Bước 1: Rút dây nguồm khỏi mạch bị hỏng và mở công tắc nguồn. Với các thiết bị hoạt động bình thường thì có thể tiếp tục vận hành thì tiếp tục sử dụng. Còn mạch đinệ vẫn bị ngắt thì cần thực hiện sửa chưax
  • Bước 2: Lần lượt bật từng công tắc thiết bị, nếu công tắc nào làm cho hệ thống mạch điện bị ngắt thì đó là vị trí ngắn mạch.
  • Bước 3: Tiến hành sửa chữa bởi KTV và đơn vị có chuyên môn cao. Trong 1 số trường hợp bạn có thể tự kiểm tra và sửa chữa như kiểm tra MCB, aptomat, dây nguồn, ổ cắm. Nếu chúng bị hỏng thì bạn hãy rút phích cắm của thiết bị ra và bật lại cầu dao sao đó.

Cách phòng tránh xảy ra hiện tượng ngắn mạch

Chúng ta có thể hoàn toàn phòng tránh được tình trạng đoản mạch xảy ra bằng các cách khác nhau. AME Group xin hướng dẫn cho bạn 1 số cách đơn giản, dễ dàng để tránh sự cố nguy hại trên xảy ra như sau:

  • Sử dụng công tắc riêng cho mỗi thiết bị để tránh tình trạng chập mạch các thiết bị với nhau
  • Ngắt điện và rút phích cắm của các thiết bị điện ra khỏi ổ sau khi đã sử dụng xong.
  • Sử dụng dây dẫn có tiết diện phù hợp, cách điện tốt để chịu được tải nặng khi cường độ dòng điện tăng lên
  • Lắp đặt cầu dao tự động, aptomat cho hệ thống điện lưới. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, thiết bị giúp phát hiện các dòng ngắn mạch, quá tải và thực hiện đóng ngắt kịp thời. Tham khảo các dòng thiết bị phù hợp như MCB, RCCB, RCBO, RCCB,… đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Schneider, Panasonic, ABB;…

cách phòng tránh xảy ra tình trạng ngắn mạch

Dùng cầu dao tự động phòng tránh ngắn mạch

Hy vọng nội dung trên giúp bạn hiểu rõ hơn ngắn mạch là gì, cách kiểm tra cũng như phương pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Hãy theo dõi AME Group trong các bài viết tiếp theo để nhận được các kiến thức hãu ích nhất nhé!

 




Bài xem nhiều