.

Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng tái sinh

16/07/2022 11:54 +07 - Lượt xem: 28692

Năng lượng tái tạo đem lại những lợi ích to lớn cho môi trường và trong đời sống của con người. Vậy chi tiết về khái niệm của năng lượng này là gì? Ứng dụng của nguồn năng lượng này trong thực tế? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng Ame Group tìm hiểu.

Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là gì?

Theo WikipediaNăng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, mưa, thủy điện, sóng và địa nhiệt.

Hay hiểu theo một cách khác đó là nguồn năng lượng sạch, được sinh ra từ các nguồn thiên nhiên hay các quy trình tự nhiên được hình thành liên tục. Chúng thường được thay thế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực bao gồm: Phát điện, đun nóng nước, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.

Năng lượng tái tạo là gì

Năng lượng tái tạo là gì?

Ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo

Được cho là một nguồn năng lượng sạch, không bao giờ cạn kiệt, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về những ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo:

Ưu điểm

Trước hết nguồn năng lượng tái sinh sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Nguồn năng lượng có chất lượng sạch, ít gây ô nhiễm nên rất thân thiện với môi trường.
  • Có khả năng phục hồi nên dường như là không bao giờ cạn kiệt.
  • Đem lại nhiều lợi ích, tính ứng dụng cao, giúp tối ưu chi phí cho các hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, năng lượng tái sinh cũng có một vài nhược điểm nhỏ như:

  • Việc đầu tư ban đầu có thể rất tốn kém nhiều chi phí khi xây dựng các hệ thống, trang thiết bị cao cấp và hiện đại.
  • Do bắt nguồn từ thiên nhiên nên chúng không có tính ổn định. Và phải chịu ảnh hưởng từ các tác nhân và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.

Các dạng năng lượng tái tạo

Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm và những ứng dụng, năng lượng tái sinh được phân chia thành nhiều loại như:

#1: Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là loại năng lượng được sử dụng rất phổ biến. Nó được ứng dụng trong các công nghệ hiện đại. Điển hình như: Sưởi ấm, quang điện, kiến trúc năng lượng mặt trời, năng lượng mặt trời tập trung,…

Trong cuộc sống, người ta tận dụng nguồn năng lượng theo nhiều cách như đun nước nóng. Hay tạo ra năng lượng cho các thiết bị điện,… Từ đó, đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt.

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời

#2: Năng lượng gió

Ứng dụng dễ nhận biết của năng lượng gió chính các tuabin gió được xây dựng với quy mô lớn. Từ đó nhằm tạo ra công suất lớn từ 600kW đến 9MK. Theo đó chúng có thể tạo ra nguồn năng lượng tương đối lớn nhờ vào sức thổi của gió. Nếu như tốc độ gió tăng cũng có thể khiến cho sản lượng điện tăng lên giúp tuabin đạt hiệu suất tối đa.

Nơi lý tưởng đặt các trang trại điện gió là những nơi có gió thổi mạnh và liên tục. Số giờ đầy tải của tuabin sẽ thay đổi từ 16% đến 57% hàng năm và cao hơn ở ngoài khơi.

Năng lượng gió

Năng lượng gió

#3: Thủy điện

Đây là nguồn năng lượng hoàn toàn sạch và được ứng dụng ở hầu hết các quốc gia. Thủy điện vận hành nhờ sức gió và sức nước từ các dòng nước. Nơi có tốc độ chạy mạnh và nhanh để thiết lập các tuabin máy phát điện.

Hiện nay, đa phần các quốc gia đều có các công trình nhà máy thủy điện và đập thủy điện. Tuy nhiên quá trình xây dựng sẽ làm chạy dòng chảy tự nhiên và làm thay đổi hướng của dòng chảy. Nên những hệ thống thủy điện nói trên sẽ không được gọi là năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó thủy điện và đập thủy điện cũng làm ảnh hưởng đến con người và các sinh vật sinh sống xung quanh đó. Với các nhà máy thủy điện có quy mô nhỏ sẽ được kiểm soát cẩn thận hơn để giảm các tác động đến môi trường.

Thủy điện

Thủy điện

#4: Năng lượng sinh học

Hay còn được gọi với cái tên là năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ động vật và cây trồng. Nguồn năng lượng này có thể sử dụng trực tiếp. Hoặc trực tiếp dựa vào sự đốt cháy để sinh nhiệt.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn năng lượng này không còn được coi là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn. Bởi theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật sẽ làm sản sinh là một lượng CO2 lớn. Điều này sẽ gây các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người, sinh vật.

Năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học

#5: Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro

Hydrogen sẽ được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro giúp đóng góp năng lượng cho các động cơ điện tương tự như pin lưu trữ điện. Chúng được ứng dụng trong các dòng xe chạy bằng hơi nước. Việc sử dụng nguồn nhiên liệu đốt hydrogen cũng góp phần làm giảm ô nhiễm trong các thành phố. Trong tương lai, đây sẽ là nguồn nhiên liệu hữu hiệu giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

#6: Năng lượng địa nhiệt

Từ thuở sơ khai của hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất đã tạo ra năng lượng địa nhiệt. Ở những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao sẽ có thể khai thác được và sinh ra điện. Tuy nhiên công nghệ khai thác nguồn năng lượng này vẫn còn bị hạn chế ở một vài nơi. Bên cạnh đó lợi ích của chúng cũng bị giới hạn do một số vấn đề về mặt kỹ thuật.

Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt

#7: Năng lượng thủy triều

Thủy triều cũng là một trong những dạng năng lượng sạch được ứng dụng để tạo ra điện năng nhờ vào quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên nguồn năng lượng này chỉ có thể tạo ra ở những khu vực có vận tốc dòng chảy lớn. Hay thủy chiều đủ cao và còn nhiều hạn chế nên chưa được sử dụng rộng rãi. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để có thể có những giải pháp trong cuộc khủng hoảng năng lượng sắp tới.

Thực trạng năng lượng tái tạo

Năng lượng tái sinh là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính. Do đó theo như Bộ Công thương, xét đến năm 2030 sẽ đạt được mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng sạch hoàn toàn.

Cho đến nay, nước ta đã thực hiện thành công nhiều dự án năng lượng mặt trời tại một số tỉnh thành phía Trung và Nam. Ngoài ra chúng ta cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển nguồn năng lượng gió. Bởi có đường bờ biển dài tới 3200km cùng với tốc độ gió hàng năm trên Biển Đông là 6m/s. Tuy nhiên, việc triển nguồn năng lượng gió đang tiến triển khá chậm. Bởi do một số khó khăn về mặt pháp lý, kỹ thuật và các vấn đề về chi phí.

Ứng dụng của năng lượng tái tạo

Trong thực tế, nguồn năng lượng tái tạo được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống với nhiều mục đích như:

Sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng

Việc sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước sinh hoạt không còn quá xa lạ. Nhất là hiện nay các loại máy nước nóng năng lượng mặt trời bán phổ biến trên thị trường.

Sản phẩm gồm hai bộ phận chính là bình bảo ôn và ống thủy tinh giúp hấp thụ nhiệt mặt trời. Cùng với đó là các ống thủy tinh làm bức xạ mặt trời khi được ánh sáng chiếu vào. Sau đó, sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng để giúp nước nóng lên.

Sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng

Sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng

Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất ô tô điện

Ô tô điện chính là ngành đi tiên phong trong việc tận dụng các nguồn năng lượng sạch hoàn toàn ở Việt Nam. Nhất là trước tình trạng môi trường ô nhiễm như hiện nay. Vinfast là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện sử dụng năng lượng mặt trời.

Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất ô tô điện

Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất ô tô điện

Qua bài viết, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về năng lượng tái tạo. Mong rằng nó có thể giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức bổ ích. Cùng ghé qua Ame Group để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

 




Bài xem nhiều