Mối nối dây dẫn điện là gì? Hướng dẫn nối dây dẫn điện chuẩn kỹ thuật
Mối nối dây dẫn điện là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành điện. Tùy vào cách lắp đặt mà các mối nối có thể khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo cho việc truyền tải điện năng an toàn. Vậy hiện có mấy loại mối nối đối với dây dẫn điện? Cách thức nối ra sao để đảm bảo chuẩn kỹ thuật, an toàn?…Cùng AME Group đi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Mối nối dây dẫn điện là gì?
Mối nối dây dẫn điện là kỹ thuật đấu nối các đầu dây dẫn điện với nhau, để đảm bảo khả năng truyền tải điện an toàn. Khi muốn phân nhánh hoặc nối dài dây cần phải áp dụng kỹ thuật này. Việc nối dây dẫn điện được ứng dụng rộng rãi trong quá trình lắp đặt, sửa chữa lưới điện gia đình hay nhà xưởng…Khi thực hiện cần tuân thủ theo các quy định, yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho quá trình truyền tải điện năng.
Mối nối dây dẫn điện là kỹ thuật đấu nối các đầu dây dẫn điện với nhau, để đảm bảo khả năng truyền tải điện an toàn
Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?
Hiện có nhiều kỹ thuật đấu nối dây điện khác nhau, tương ứng với mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Trong đó có 3 loại phổ biến thường xuyên được áp dụng, bao gồm:
- Mối nối dây dẫn thẳng: Với cách nối này, 2 dây dẫn điện trực tiếp sẽ được nối theo đường thẳng, đây cũng là cách nối dễ thực hiện nhất trong quá trình đấu nối dây điện
- Mối nối phân nhánh: Cách nối này cần đấu nối thêm dây điện vào hệ thống dây dẫn hiện có để có thể phân chia dòng điện đến điểm cần tách
- Mối nối dây dẫn sử dụng phụ kiện: Cách nối này cần sử dụng thêm hộp phụ kiện và bulong mới có thể nối được
Một số loại mối nối dây dẫn điện được dùng phổ biến
Hướng dẫn cách nối dây dẫn điện đúng cách – chắc chắn
Việc đấu nối dây điện cần tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu kỹ thuật để có thể hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra trong quá trình dẫn truyền điện, từ đó đảm bảo an toàn cho con người cũng như hệ thống điện. Dưới đây là quy trình các bước đấu nối chuẩn kỹ thuật, các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Tiến hành tách vỏ các dây dẫn cần nối
Để có thể bóc dây điện các bạn dùng kiềm hoặc dao để thực hiện. Theo đó, bạn sẽ dùng dao để cắt vát lên vỏ dây điện với góc nghiêng 30 độ hoặc cũng có thể đặt dao vuông góc với lõi dây điện để bóc vỏ. Lưu ý không làm đứt các sợi dây đồng bên trong vỏ dây dẫn.
Bước 2: Làm sạch lõi dây
Đối với vỏ dây dẫn điện còn sót lại sau khi cắt, các bạn có thể dùng giấy giáp để làm sạch lớp vỏ đó.
Bước 3: Nối dây dẫn điện
Khi thực hiện nối dây dẫn, các bạn có thể áp dụng nhiều kỹ thuật đấu nối khác nhau:
- Nối thẳng với 1 dây lõi: Chia đều lõi dây dẫn điện thành 2 phần bằng nhau và uốn gập lõi, vuông góc với 2 dây và nối lại với nhau. Tiếp theo vặn xoắn khoảng 2-3 vòng bằng kìm. Sau đó thực hiện tương tự đối với phần dây còn lại
- Nối thẳng với dây nhiều lõi: Các lõi của dây dẫn xòe ra tương tự như hình quạt, sau đó lồng các sợi xoắn lại với nhau
- Nối rẽ hướng với sợi 1 lõi: Đặt lõi sợi dây chính vào dây nối, sau đó thực hiện vặn xoắn nhiều vòng quanh trục
- Nối rẽ hướng với sợi nhiều lõi: Chia lõi dây điện thành 2 phần bằng nhau, sau đó đặt lõi nhánh vào sợi lõi chính giữa. Tiếp đến vặn xoắn các phần nhánh lên trục chính
- Nối dây dùng phụ kiện: Lõi dây điện sẽ được nối vào ốc vít hoặc đinh vít trong phụ kiện, sau đó thực hiện vặn xoắn chặt nhiều vòng để tạo sự chắc chắn
Bước 4: Hàn mối nối
Sau khi đã thực hiện đấu nối xong, những mối nối dây dẫn điện cần phải được hàn lại bằng nhựa thông thường hay hàn thiếc nhằm đảm bảo sự chắc chắn cho mối nối, cũng như tăng độ bền trước tình trạng oxi hóa và đảm bảo tính thẩm mỹ cho mối nối.
Bước 5: Bọc cách điện mối nối
Sử dụng băng dính cách điện đen hay trong đều được để quấn dọc theo mối nối, sau đó xiết chặt lại.
(*) Toàn bộ quá trình đấu nối dây điện cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và am hiểu về điện để đảm bảo an toàn.
Hình ảnh mô phỏng quy trình thực hiện các mối nối cho dây dẫn điện
Tiêu chuẩn mối nối dây dẫn điện
Mối nối dây dẫn điện cần tuân thủ và đáp ứng tốt một số yêu cầu về kỹ thuật cũng như an toàn điện, để tránh những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra:\
- Mối nối cần đảm bảo về khả năng dẫn điện, tránh tình trạng làm gián đoạn quá trình truyền tải điện năng trong quá trình sử dụng. Mặt tiếp xúc của lõi dây dẫn điện cần phải được vệ sinh sạch sẽ, không có dị vật để tăng khả năng tiếp xúc dây dẫn tốt nhất.
- Mối nối cần đáp ứng được lực kéo cơ học cao trong trường hợp có gió, tác động ngoại cảnh…
- Mối nối cần đảm bảo cách điện tốt, hạn chế nguy cơ rò rỉ, giật điện có thể xảy ra
- Mối nối cần đáp ứng tính thẩm mỹ, gọn gàng, không có dây thừa
Trên thực tế, mối nối dây dẫn điện vẫn thường được áp dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất. Tuy nhiên khi đấu nối cần tuân thủ về vấn đề an toàn điện và được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Hy vọng những thông tin mà AME Group chia sẻ trong bài viết thực sự hữu ích với bạn.