Dòng điện không đổi - nguồn điện [Lý thuyết chi tiết nhất]
Dòng điện không đổi là gì?
Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm của khái niệm của dòng điện không đổi nhé!
Khái niệm
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không thay đổi theo thời gian.
Công thức tính
Ta có công thức tính cường độ dòng điện không đổi như sau:
I= q/t
Trong đó:
q (đơn vị C): Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t (đơn vị s)
Đơn vị đo của dòng điện và điện lượng
Đơn vị cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe được xác định là:
- Ampe là đơn vị nằm trong hệ SI.
Đơn vị của điện lượng là culong (C) nó được định nghĩa theo đơn vị ampe:
1C = 1 A.s
Nguồn điện
Trước hết điều kiện để xuất hiện dòng điện chính là một hiệu điện thế được đặt vào hai đầu của vật dẫn điện.
Nguồn điện có vai trò duy trì hiệu điện thế lạ giữa hai cực của nguồn điện.
Lực là bên trong nguồn điện: Bản chất của những lực này không phải là lực điện. Tác dụng của chúng là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
Suất điện động của nguồn điện
Công của nguồn điện
Công của nguồn điện là công của lực lạ làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
Khi nguồn điện nguồn điện không có tác dụng tạo ra điện tích. Nó được coi là một nguồn năng lượng, vì thế nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện của chiều điện trường.
Suất điện động của nguồn điện
Định nghĩa
Suất điện động của nguồn điện (ξ) là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.
Đơn vị suất điện động nguồn điện
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện của nguồn điện đó.
- Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.
- Mỗi nguồn điện điều có một điện trở là điện trở trong của nguồn điện.
Công thức tính
Công thức tính suất điện động của nguồn điện như sau:
Trong đó:
- ξ: Suất điện động của nguồn (đơn vị V)
- A: Công của lực lạ ( đơn vị là J)
- q: Độ lớn của diện tích (đơn vị C)
Pin và ắc quy
Pin điện hóa
Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại pin điện hóa đó chính là Pin Vôn-ta (Volta) và pin Lơ-clan-sê (Leclanché). Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các hai loại pin này trong phần nội dung dưới đây nhé!
Pin Vôn-ta (Volta)
Là một nguồn điện hóa học được chế tạo gồm một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) ngâm trong dung dịch axit sunfuric (H₂SO₄)
Suất điện động của pin: ξ = U₂-U₁= 1,1 (V)
Pin Lơ-clan-sê (Leclanché)
Loại pin này có cấu tạo cực dương là thanh than được bọc xung quanh bằng mangan dioxit (MnO₂) có trộn thêm than chì. Dung dịch chất điện phân là amoni clorua
Suất điện động của pin ξ = 1,5(V)
Ắc quy (Acquy)
Trong nội dung bài viết này chúng tôi xin được giới thiệu hai loại acquy đó là acquy chì và acquy kiềm
Acquy chì
- Cực âm: Chì (Pb)
- Cực dương: Chì dioxit (PbO₂)
- Chất điện phân: Dung dịch H₂SO₄ loãng
- Suất điện động: ξ ≈ 2 (V)
Acquy kiềm
- Cực âm: Cađimi hidroxit Cd(OH)₂
- Cực dương: Kền hidroxit Ni(OH)₂
- Chất điện phân: Dung dịch kiềm như KOH, NaOH
- Suất điện động: ξ ≈ 1,25 (V)
Mong rằng với những thông tin về dòng điện không đổi là gì? và công thức tính dòng điện không đổi nguồn điện trong bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc hay những đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với AME Group để được hỗ trợ.