Định luật bảo toàn điện tích - Lý thuyết về bảo toàn điện tích
Bảo toàn điện tích là gì?
Bảo toàn điện tích là tổng điện tích dương luôn bằng tổng điện tích âm, vì vậy chất đó luôn trung hòa về điện.
Định luật bảo toàn điện tích
Định luật bảo toàn điện tích được phát biểu như sau:
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số điện tích là một hằng số không đổi. Với hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
Q1 + Q2 + …….= Q1’+ Q2’+ ……..
Trong đó:
- Q1; Q2 là điện tích trước tương tác
- Q’1; Q’2 là điện tích sau tương tác
Thuyết electron
Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử là phần nhỏ của vật chất, được cấu tạo gồm 2 phân là phần vỏ và phân nhân. Trong đó phần nhân nằm ở trung tâm có điện tích dương; xoay quanh nó là phần vỏ với các điện tích âm chuyển động.
Cơ bản nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt như sau:
- Proton: Nằm ở hạt nhân, mang điện tích dương
- Điện tích: +1,6.10^(-19) C.
- Khối lượng: 1,67.10^(-27) kg.
- Neutron: Nằm ở hạt nhân, liên kết với proton và không mang điện tích
- Electron: Cấu tạo nên lớp vỏ nguyên tử, mang điện tích âm
- Điện tích -1,6.10^(-19) C.
- Khối lượng: 9,1.10^(-31) kg.
Trong đó, cần lưu ý 1 số thông tin sau về cấu tạo phân tử:
- Neutron có khối lượng gần bằng proton
- Số proton = số electron ⇒ nguyên tử trung hòa về điện
- Điện tích e và p là điện tích nguyên tố
Cấu tạo nguyên tử
Thuyết electron
Thuyết electron dùng để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật dựa vào sự có mặt và di chuyển của electron.
- Nguyên tử trung hòa về điện có tổng đại số các điện tích trong nguyên tử bằng 0
- Nguyên tử trung hòa bị mất e thì tổng đại số điện tích là số dương ⇒ Nguyên tử có ion dương và ngược lại
- Electron bị bứt khỏi nguyên tử và di chuyển sang vật khác dễ dàng do khối lượng nhỏ, độ linh động cao, các vật này gọi là vật nhiễm điện. Với vật nhiễm điện âm âm là vật thiếu e, vật nhiễm điện âm là vật thừa e.
Các cách nhiễm điện
Nhiễm điện là sự truyền electron, có nhiều cách để gây ra hiện tượng này. Bạn có thể tham khảo các cách như sau:
Nhiễm điện do cọ xát
Cho 2 vật cọ xát với nhau khi này 2 vật nhiễm điện trái dấu có độ lớn bằng nhau do các electron từ vật này bật sang vật kia; sau khi tách 2 vật ra thì điện tích của chúng vẫn giữ nguyên sau khi cọ xát.
Nhiễm điện do tiếp xúc
Sử dụng 1 vật bằng kim loại tiếp xúc với 1 vật bằng kim loại đã nhiễm điện khác. Khi này 2 vật sẽ nhiễm điện cùng dấu, khi tách chúng ra thì điện tích của 2 vật vẫn giữ nguyên.
Nhiễm điện do hưởng ứng
Cho vật bằng kim loại đến gần 1 vật nhiễm điện A; khi đó thanh kim loại có 2 đầu nhiễm điện trái dấu: đầu gần A nhiễm điện trái dấu với A; đầu còn lại cùng dấu với A. Tổng đại số điện tích của vật kim loại vẫn bằng 0. Sau khi tách kim loại ra xa A thì nó có điện tích trở lại như cũ.
Các cách nhiễm điện
Trên đây là thông tin chi tiết về bảo toàn điện tích và các vấn đề xoay quanh đó như định luật bảo toàn điện tích, thuyết electron, các cách nhiễm điện. Hãy tiếp tục theo dõi AME Group trong các bài viết tiếp theo để nhận được thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!