Điện cao thế là gì? Các quy định về khoảng cách an toàn
Điện cao thế là gì?
Điện cao thế hay còn được gọi với cái tên là điện thế cao, điện cao áp. Được định nghĩa là dòng điện có điện áp tương đối lớn, có thể gây nguy hiểm đến con người và sinh vật. Theo đó các thiết bị và dân dẫy mang dòng điện này cần phải đảm bảo các yêu cầu và quy trình an toàn.
Đối với dòng điện cao thế trong các ngành công nghiệp được hiểu là dòng điện cao hơn một ngưỡng nào đó. Điện cao thế thường được sử dụng chủ yếu để phân phối điện năng, trong ống phóng tia cathode, sản sinh tia X và các chùm hạt để thể hiện hồ quang điện, cho sự xẹt điện. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng trong đèn nhân quang điện. Hay các đèn điện tử chân không máy khuếch đại năng lượng cao và các ứng dụng khoa học – công nghệ khác.
Điện thế cao thuộc cấp điện áp từ 110kV-220kV-500kV (110.000V – 220.000V – 500.000V)
Điện cao thế là gì?
Cách nhận biết điện cao áp
Dưới đây là những cách nhận biết những dòng điện cao áp để hạn chế những nguy hiểm mà nó gây ra:
- Đường điện cao thế là những nguồn điện áp trên 35kV, ở Việt Nam là các mức 110KV, 220KV, 500KV.
- Chúng sẽ dàng xảy ra hiện tượng phóng điện nếu con người vi phạm khoảng cách an toàn.
- Đường cao thế thường sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện, cụ thể:
- Điện áp 35kV từ (3-4) bát/chuỗi, có thể sử dụng sứ đứng.
- Điện áp 110kV từ (6-9) bát/chuỗi.
- Điện áp 220kV từ (12-24) bát/chuỗi.
- Điện áp 550kV khoảng 24 bát/chuỗi.
Khoảng cách an toàn đối với điện cao thế
Theo các quy định trong Luật điện lực để đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các loại dòng điện. Khoảng cách an toàn sẽ được tính dây dẫn điện khi trong trạng thái võng cực đại tới điểm cao nhất của đối tượng cần bảo vệ. Các mức quy định như sau:
#1: Đối với điện áp tới 35kV
- Khoảng cách an toàn khi phóng điện cho tới điểm cao nhất là 4,5m của phương tiện giao thông đường bộ là 2.5m.
- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5m. Hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 3m.
- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 1.5m.
#2: Đối với điện áp tới 110kV
Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 110kV là:
- Điểm cao nhất là 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 2.5m.
- Điểm cao nhất của phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5m. Hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ là khoảng 3m.
- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 2m.
#3: Đối với điện áp tới 220kV
- Khoảng cách an toàn phóng điện của mức điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất là khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 3.5m.
- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5m. Hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 4m.
- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 3m.
#4: Đối với điện áp 550kV
- Khoảng cách an toàn đối với điện áp 500kV lên đến điểm cao nhất là khoảng 4.5m của phương tiện giao thông đường bộ là 5.5m.
- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5m. Hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 7.5m.
- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 4.5m.
Khoảng cách an toàn đối với điện cao thế
Lưu ý khi sử dụng điện cao áp
Ngoài những hiểu biết về khoảng cách an toàn, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây để đảm bảo an toàn trước những dòng điện thế cao:
- Trong khi thi công, luôn chú ý quan sát các khu vực xung quanh, nhận diện các loại điện áp trước khi tiếp xúc.
- Khoảng khoảng cách an toàn trong mọi hoạt động.
- Không được động chạm hay tung và quay nghịch dây điện.
- Quan sát thật kỹ khi di chuyển, nhất là vào những thời tiết xấu, nguy hiểm. Đây chính là những trường hợp có thể gây phóng điện.
- Quá trình sửa chữa cần phải đảm bảo an toàn cho các công nhân như trang bị các đồ bảo hộ. Và lên kế hoạch nghiên cứu địa hình, thời tiết trước khi có bất cứ hoạt động sửa chữa nào.
Giải đáp các câu hỏi về điện cao thế
Trong nội dung bài viết điện cao áp, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc phổ biến khi tìm hiểu về dòng điện này.
#1: Điện cao thế bao nhiêu vôn?
Dòng điện thế cao sẽ có điện áp từ 35kV trở lên.
#2: Dây điện cao thế có vỏ bọc không?
Các dây điện cao áp thường có cường độ rất lớn nên rất dễ sinh nhiệt gây chảy nhựa ở vỏ bọc. Do đó các dây điện sẽ không có vỏ bọc. Vậy nên bạn bắt buộc phải tuân thủ theo các khoảng cách an toàn. Theo đó khi sử dụng và sửa chữa điện bạn nên trang bị các dụng cụ đo điện. Ví dụ như đồng hồ vạn năng hay ampe kìm để đo và kiểm tra điện một cách tốt nhất và đảm bảo an toàn.
Dây điện cao thế có vỏ bọc không?
#3: Dây điện cao thế làm bằng gì?
Dây điện cao áp được làm bằng chất liệu nhôm có độ bền lớn cùng với khả năng cách điện tốt.
#4: Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét?
Khi xây nhà gần các đường điện cao áp, bạn cần phải chú ý đến quy định về khoảng cách an toàn. Theo điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, xây nhà cách đường điện cao thế theo từng mức điện áp khác nhau:
Điện áp | Đến 22kV | 35kV | 110kV | 220kV | ||
Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | Dây trần | |
Khoảng cách an toàn khi phóng điện | 1.0m | 2.0m | 1,5m | 3.0m | 4.0m | 6.0m |
Điện cao thế có hút người không?
Điện cao áp KHÔNG hút người. Theo như PGS.TS Lê Văn Doanh, nguyên trưởng Khoa điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là hiện tượng phóng điện, đường dây cao áp bị nhiễm từ trường dưới đường dây áp cao. Khi người đứng cạnh đường dây cao thế sẽ có thể trở thành vật dẫn. Với dòng điện cao hơn sẽ xuất hiện hiện tượng phóng điện và gây nguy hiểm cho con người.
Trên đây là toàn bộ nội dung xoay quanh chủ đề điện cao thế mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hay những đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với Ame Group để được hỗ trợ.