Dây pha là gì? Đặc điểm và cách phân biệt dây pha - dây trung tính
Dây pha là gì?
Dây pha còn được gọi là dây nóng, mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Một số ổ điện (đặc biệt ổ chỉ có 2 lỗ) không phân biệt chân nóng và chân mát.
Thông thường, dây pha tại Việt Nam thường có hiệu điện thế là 220V. Tuy nhiên, tùy theo quy định và nhu cầu sử dụng của mỗi quốc gia mà dây pha có thông số hiệu điện thế khác biệt, ví dụ hiệu điện thế của dây pha nước Mỹ sản xuất có thông số là 110V thay vì 220V như tại việt Nam.
Dây pha được phân loại theo bảng mạch bao gồm: dây điện 1 pha, dây điện 2 pha và dây điện 3 pha.
Đặc điểm của dây pha là gì?
Trong chủ để khám phá về dây pha là gì, chúng ta cùng đi xem đặc điểm của nó là gì nhé! Các dây pha được sử dụng tương đối đa dạng . Trong một vài trường hợp thì loại dây này được kết nối với một dây nóng và một dây nguội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, dây nối lại được sử dụng đồng thời với hai dây nóng và dây nóng có thể được lắp đặt từ 2 pha của nguồn cung cấp 3 pha hoặc từ máy biến thế 1 pha.
Dòng điện bên trong dây pha rất đa dạng về độ mạnh, nhẹ. Tùy theo cấu trúc của mạch và khả năng biến áp sẽ có dòng điện khác nhau. Đối với dòng điện xoay chiều thì bạn cần phải đảm bảo rằng dây không có điện trước khi chạm vào.
Nếu muốn kiểm tra dòng điện trong dây pha bạn có thể sử dụng bút thử điện. Trước đó thì cần ngắt cầu dao điện hoặc ngắt toàn bộ công tắc điện và nguồn cấp điện để đảm bảo an toàn.
Dây pha thường chỉ dùng để phân biệt các dây dẫn điện chứ không dùng để gắn vào ổ cắm. Điều này cho phép người dùng cắm điện thoải mái mà không cần lo lắng về hướng của phích cắm.
Ký hiệu của dây pha là gì?
Dây pha hay còn gọi là dây nóng. Dây pha có kí hiệu là L = Line hoặc P. Bạn có thể gọi dễ nhớ hơn cho dây pha với cái tên là lửa. Dây pha thường có màu đỏ
Quy định màu dây dẫn điện
Để giúp bạn có thêm những kiến thức trong quá trình phân biệt dây pha trong hai dòng điện 1 pha và 3 pha thì chúng tôi xin cung cấp màu sắc của chúng như sau:
Đối với dòng điện 1 pha
Dây pha có màu đỏ
Đối với dòng điện 3 pha
Dây pha 1 có màu đỏ
Dây pha 2 có màu trắng hoặc vàng
Dây pha 3 có màu xanh dương
Phân biệt dây pha – dây trung tính
Trong bài viết về:”Dây pha là gì?” cùng tìm hiểu cách phân biệt giữa dây pha và dây trung tính nhé! Việc nhận biết dây pha và dây trung tính không thể dựa vào màu sắc của dây do vật liệu cách điện tạo ra và chỉ đúng một phần. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào mặt cắt dây. Vì dây pha bao giờ cũng có tiết diện dây dẫn lớn hơn dây dẫn trung tính.
Ngoài ra, khi sửa chữa các thiết bị điện cần sử dụng bút thử điện để đảm bảo an toàn. Đối với dây pha, bút thử điện sáng đèn còn dây trung tính thì không. Dây pha có điện áp khoảng 220 V và dây trung tính thì không mang dòng điện, vì vậy nó có thể là 0 V hoặc rất thấp.
Nguy hiểm khi tiếp xúc với dây pha là gì?
Khi người dùng vô tình chạm trực tiếp vào dây pha, sẽ trở thành vật dẫn ngắn mạch hoặc dây dẫn nối tiếp qua thiết bị điện. Từ đó hoàn thành mạch điện khép kín và gây ra dòng điện chạy qua cơ thể. Dòng điện này đủ lớn để làm tổn thương các bộ phận của cơ thể người và có thể dẫn đến thương tích, thậm chí tử vong ngay tại chỗ.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình thì chúng ta cần truyền đạt cho mọi người những thông tin cần thiết về dây pha và mức độ nguy hiểm của nó có thể gây ra. Vì vậy, khi ở gần, lắp đặt hay sử dụng điện, ta cần chú ý phòng ngừa xảy ra các dạng khép kín mạch điện qua người sau:
- Phương pháp 1: Nối pha này qua pha khác
- Phương pháp 2: Nối dây pha với dây trung tính
- Phương pháp 3: Nối dây pha xuống đất
Như vậy là AME Group đã cùng bạn đi tìm hiểu về dây pha là gì và những kiến thức liên quan đến dây pha. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại vào những bài chia sẻ hữu ích tiếp theo.