.

Cảm biến báo cháy là gì? Cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng

21/08/2024 15:28 +07 - Lượt xem: 5300

"Cảm biến báo cháy là gì?" là điều nhiều người chưa biết đến, tuy nhiên trong thực tế loại cảm biến này được lắp đặt và phổ biến tương đối nhiều, nhất là trong các tòa nhà, căn hộ chung cư…nhằm cảnh báo khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về loại cảm biến này, vậy thì đừng bỏ bài viết dưới đây của AME Group nhé!

Cảm biến báo cháy là gì?

Tổng quan về cảm biến báo cháy

Cảm biến báo cháy hay còn gọi là cảm biến khói là thiết bị có khả năng phát hiện ra khói trong môi trường, từ đó chuyển thành tín hiệu điện tử, gửi tín hiệu về trung tâm để kích hoạt báo động.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cảm biến khói khác nhau, chẳng hạn như: Cảm biến khói ion hóa, cảm biến khói quang điện, cảm biến khói có dây, cảm biến khói không dây…Độ nhạy với khói có sự khác nhau tùy vào từng sản phẩm:

  • Cảm biến khói Ion hóa: Sử dụng chất đồng vị phóng xạ để hoạt động, tạo nên ion hóa phân tử khói trong không khí. Ưu điểm của loại cảm biến này là giá rẻ, khả năng phát hiện đám cháy tốt. Tuy nhiên nhược điểm là do quá nhạy với khói nên đôi khi thiết bị sẽ phát cảnh báo nhầm. Bên cạnh đó cũng không thân thiện với môi trường do sử dụng chất phóng xạ.
  • Cảm biến khói quang điện: Loại cảm biến này sẽ sử dụng chùm ánh sáng và tế bào quang điện để theo dõi các hạt khói. Ưu điểm của loại này là phát huy tốt vai trò trong trường hợp có khói dày đặc, hạn chế báo động sai, không chứa chất phóng xạ nên an toàn khi sử dụng. Nhưng nhược điểm là yêu cầu nhiều dòng điện mới có thể hoạt động và nhạy với bụi hay côn trùng, do đó cần phải vệ sinh cảm biến thường xuyên.
  • Cảm biến khói có dây: Là cảm biến sử dụng nguồn điện trong nhà để hoạt động, ưu điểm là đường truyền ổn định, độ bền cao. Tuy nhiên do cảm biến sử dụng dây nên việc lắp đặt sẽ tương đối phức tạp, rất nhạy với bụi và côn trùng nên phải thường xuyên vệ sinh.
  • Cảm biến khói không dây: Sử dụng nguồn năng lượng từ pin để hoạt động, ưu điểm là dễ lắp đặt, tuy nhiên thiết bị lại có giá thành cao, tín hiệu đôi khi không ổn định.

Tổng quan về cảm biến báo cháy

Cảm biến báo cháy là thiết bị giúp phát hiện kịp thời khói với mật độ bất thường, từ đó phát cảnh báo đến con người

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến báo cháy

Muốn hiểu hơn cảm biến báo cháy là gì, chúng ta cần phải nắm được cấu tạo của thiết bị với chức năng của từng bộ phận ra sao, cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị này.

Cấu tạo

Cảm biến báo cháy chủ yếu được làm từ chất liệu nhựa với các chi tiết vi mạch điện – điện tử, gồm có các bộ phận cụ thể như sau:

  • Đầu báo khói: Còn được gọi là đầu dò khói, đảm nhận vai trò phát hiện ra khói. Đầu này sẽ được nối với trung tâm có từ 2-4 lõi. Độ nhạy của bộ phận này được đo bằng “Độ mờ mịt” – tức là hiệu ứng khói làm giảm tầm nhìn của đầu dò. Bộ phận này sau khi phát hiện ra có khói sẽ gửi tín hiệu để phát đi cảnh báo về nguy cơ cháy nổ
  • Còi báo khói: Chức năng chính của bộ phận này là phát ra tín hiệu cảnh báo khi nhận được thông tin từ trung tâm điều khiển. Thông thường khi nhận được thông tin thì còi và đèn led sẽ hoạt động đồng thời
  • Đèn LED báo hiệu: Bộ phận này được gắn ở đầu cảm biến báo cháy, có vai trò báo hiệu về khả năng hoạt động của cảm biến. Khi phát hiện ra nguy cơ, đèn sẽ phát sáng để báo hiệu đến khu vực đang xảy ra hỏa hoạn
  • Nắp bảo vệ pin: Phần lớn các cảm biến khói thường hoạt động bằng pin. Pin của thiết bị này nằm ở khoang riêng và sẽ có nắp để bảo vệ
  • Khóa chống cạy: Bộ phận này sẽ được cố định ở vị trí mà người dùng muốn lắp đặt cảm biến để tránh trộm cắp xảy ra

Với cấu tạo không quá phức tạp nên thiết bị được thiết kế nhỏ gọn, có thể dễ dàng lắp đặt cho nhiều không gian, vừa có thể phát hiện sự cố kịp thời, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Cấu tạo cảm biến báo cháy

Hình ảnh cấu tạo của một loại cảm biến khói phổ biến hiện nay

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của cảm biến báo cháy là gì? Chức năng, nhiệm vụ chính của loại cảm biến này là phát hiện ra sự có mặt của khói với mật độ bất thường, từ đó cảnh báo đến người dùng trong vùng có nguy cơ cao xảy ra sự cố hỏa hoạn. Tuy nhiên với từng loại cảm biến thì nguyên lý hoạt động của thiết bị có thể khác nhau:

Cảm biến khói Ion hóa

Loại cảm biến này sử dụng đồng vị phóng xạ để tạo ra ion hóa trong không khí. Khi có khói xâm nhập vào buồng ion hóa sẽ làm giảm điện áp tại các cực điện li. Sự suy giảm này sẽ được phát hiện và gửi tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy.

Cảm biến khói Ion hóa

Hình ảnh mô phỏng nguyên lý hoạt động của cảm biến khói ion hóa

Cảm biến khói quang điện

Với cảm biến này, chùm ánh sáng và tế bào quang điện sẽ được sử dụng chính để có thể theo dõi các hạt khói. Khi khói xâm nhập vào buồng quang học sẽ làm thay đổi quang học, dẫn đến việc thay đổi điện áp, từ đó cảm biến sẽ được kích hoạt bằng đèn và còi.

Cảm biến khói quang điện

Hình ảnh mô phỏng nguyên lý hoạt động của cảm biến khói quang điện

Cảm biến khói không dây

Cảm biến không dây không cần dùng đến dây kết nối để truyền thông tin, nên việc lắp đặt hay vận chuyển sẽ tương đối dễ dàng. Thay vào đó sẽ sử dụng pin hoặc nguồn năng lượng khác để hoạt động.

Đối với mỗi loại cảm biến không dây này đều có công tắc nhúng cùng một cài đặt, cùng kết nối qua tần số để có thể kịp thời phát đi âm thanh cảnh báo khi nhận thấy mật độ khói bất thường thông qua các giao thức như: sóng vô tuyến, Wi-Fi, bộ đầu dò chính….

Cảm biến khói có dây

Cách thức hoạt động của cảm biến cháy có dây cũng tương tự như cảm biến không dây, tuy nhiên có điểm khác biệt đó là các đầu báo khói có dây điện cứng sẽ cung cấp nguồn điện chính cho thiết bị. Dây điện này thường chạy sau tường hay trần nhà và sẽ được nối vào bên kia của đầu báo.

 

Ứng dụng của cảm biến báo cháy trong đời sống

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024 cả nước có 2.222 vụ cháy, khiến 57 người tử vong và 45 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ gần 128 tỉ đồng.

Trước tình trạng hỏa hoạn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, việc sử dụng cảm biến báo cháy là điều cần thiết để có thể phát hiện sớm hỏa hoạn, từ đó có những phương án xử lý kịp thời, giảm thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Chính vì vậy mà cảm biến báo khói ngày càng trở nên phổ biến và được tin dùng:

Trong gia đình

Trong gia đình việc lắp đặt cảm biến khói là điều cần thiết, nhất là đối với những nhà dân hay căn hộ chung cư nơi có không gian sống cao tầng và khó phát hiện khói. Cảm biến không dây có phạm vi cảm biến vừa đủ trong gia đình là phù hợp nhất. Những vị trí lắp đặt cảm biến phù hợp có thể kể đến như nhà bếp, trần nhà, phòng khách, hành lang chung cư…

Ứng dụng của cảm biến báo cháy trong đời sống

Cảm biến khói được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình nhằm phát hiện cháy kịp thời

Trong các trung tâm thương mại, văn phòng công sở

Cảm biến khói không chỉ được sử dụng trong các công trình dân dụng, mà còn được sử dụng trong các công trình có quy mô lớn hơn, chẳng hạn như: Khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm…

Tại những công trình quy mô lớn, cảm biến sẽ được lắp đặt theo hệ thống tại những vị trí quan trọng để có thể phát đi cảnh báo kịp thời khi có sự cố xảy ra, từ đó nhanh chóng sơ tán người, đồ đạc…để đảm bảo an toàn.

Trên đây là thông tin mà AME Group đã giúp các bạn giải đáp vấn đề “cảm biến báo cháy là gì?“. Hy vọng những thông tin được chia sẻ có thể đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn về thiết bị này.

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    15/11/2024 | Tin chuyên ngành

    Cách đo chập cáp và đứt cáp là vấn đề người dùng quan tâm khi dòng điện của gia đình không ổn định hoặc nghi ngờ xảy ra tình trạng này. Vậy nên đo chập và đứt cáp theo nguyên lý nào? Cần sử dụng thiết bị gì? AME Group sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.

  •  
     
    07/11/2024 | Tin chuyên ngành

    Cáp điện chống nước ra đời là một phát minh vượt bậc của lĩnh vực điện năng, nhằm giải quyết vấn đề truyền tải điện năng ở những khu vực ngập nước. Vậy loại cáp này có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm nổi bật của sản phẩm ra sao? Cùng AME Group tìm hiểu chi tiết về sản phẩm trong bài viết sau đây.

  •  
     
    07/11/2024 | Tin chuyên ngành

    Điện năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống nhưng không ít lần con người gặp các sự cố nguy hiểm về điện như rò điện. Vậy rò điện là gì? Nguyên nhân gì dẫn đến rò điện? Cách khắc phục sự cố như thế nào? AME Group sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn đọc về tình trạng này trong bài viết sau.

  •  
     
    28/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Dây điện đi trong nhà dùng loại nào? – Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi lựa chọn dây điện trong công trình của mình. Lựa chọn đúng loại dây dẫn điện không chỉ đảm bảo hiệu quả truyền tải điện năng mà còn an toàn với người sử dụng. Cùng AME Group tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau đây.

  •  
     
    28/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Cáp đồng trục là loại cáp truyền dẫn tín hiệu phổ biến được ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông. Loại cáp có cấu trúc đặc biệt, mang lại nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng. Vậy cấu tạo và ưu điểm của sản phẩm như thế nào? Có những mẫu cáp đồng trục nào được sử dụng hiện nay? AME Group sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.


  •  
     
    15/10/2024 | Tin tức
    Bạn đang hoặc chuẩn bị kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng nhưng chưa biết lắp đặt những thiết bị điện thông minh nào? Nhà hàng cần...
  •  
     
    17/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Điện trở dây dẫn là một yếu tố quan trọng cần tính toán khi thiết kế mạch điện để đảm bảo hiệu suất. Vậy điện trở dây dẫn là gì? Công thức tính điện trở dây dẫn như thế nào? Cùng AME Group tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau bạn nhé!

  •  
     
    17/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Bấm dây mạng 8 sợi là thao tác quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và tốc độ của dữ liệu. Vậy làm thế nào để bấm cáp mạng 8 sợi đúng kỹ thuật? Có yêu cầu gì khi bấm dây mạng 8 màu hay không? AME Group sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau đây!