[HƯỚNG DẪN] Cách đo chập cáp và đứt cáp CHÍNH XÁC
Cách đo chập cáp và đứt cáp là vấn đề người dùng quan tâm khi dòng điện của gia đình không ổn định hoặc nghi ngờ xảy ra tình trạng này. Vậy nên đo chập và đứt cáp theo nguyên lý nào? Cần sử dụng thiết bị gì? AME Group sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.
Nguyên lý đo chập cáp, đứt cáp
Xu hướng lắp đặt mạch điện hiện nay được các nhà đầu tư lựa chọn là lắp đặt âm tường hoặc âm sàn để đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng, an toàn mà vẫn truyền tải điện ổn định. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng cách lắp âm tường lại gây ra khó khăn trong việc kiểm tra đứt cáp, chập cáp khi dòng điện gặp sự cố. Vậy làm thế nào để sớm phát hiện tình trạng đứt cáp, chập cáp âm tường?
Để xác định điểm đứt cáp hoặc chập cáp, người ta sẽ đo lường bằng thiết bị chuyên dụng. Cách đo chập cáp và đứt cáp được thực hiện dựa theo nguyên lý sau:
- Nguyên lý đo đứt cáp: Thường sẽ dựa vào cách đo điện dung của dây. Khi hai dây cáp lắp đặt song song sẽ tồn tại mức điện dung lớn hơn 0. Đại lượng này được quy định bởi nhà sản xuất. Khi đo lường chỉ số này, kỹ sư điện sẽ xác định được khoảng đứt cáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có sai số và cần kiểm tra theo các cách khác.
- Nguyên lý đo chập cáp: Để xác định chập cáp, kỹ sư điện sẽ cho dòng điện từ máy đo chạy tới dây 1. Khi tới điểm chập, dòng điện sẽ chạy qua dây 2 và chạy ngược lại máy đo. Lúc này, chỉ cần đo điện trở của mạch vòng để tính chiều dài mạch vòng. Sau đó, chia đôi là sẽ ra được điểm đứt của dây.
Thiết bị đo
Đứt cáp, chập cáp là một sự cố kỹ thuật khá phổ biến, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ làm gián đoạn hoạt động sử dụng điện của công trình. Khi bị chập cáp, dòng điện sẽ không truyền tải bình thường mà tạo ra sự cố ngắn mạch. Lâu dần sẽ dẫn đến tăng nhiệt độ và gây ra sự cố cháy nổ gây mất an toàn cho người sử dụng.
Để ngăn chặn tình trạng này, các kỹ sư điện đã cho ra đời sản phẩm đồng hồ vạn năng. Thiết bị có khả năng đo điện dung và điện trở của từng đôi cáp chạy song song. Ngoài ra, cũng có thể tiến hành kiểm tra bằng bút thử điện, ampe kìm hay máy dò điện âm tường.
Cách tìm ra điểm đứt của một số loại cáp
Bên cạnh hệ thống điện lưới, một số dòng cáp khác cũng được sử dụng trong công trình để truyền tải tín hiệu, dữ liệu. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách đo chập cáp và đứt cáp của một số loại dây cáp khác ngoài dây điện nhé!
- Cáp trung kế: Cáp trung kế được sử dụng làm cáp gốc, cáp nhánh, thường được cấu tạo từ nhiều đôi dây. Do đó, khi đứt sẽ không đứt từng đôi mà đứt hẳn. Ngoài ra, loại cáp này có thể bị dập do các yếu tố ngoại cảnh tác động như: Cây đổ, cháy, bị cắt trộm, cột điện đổ,… Để xác định điểm đứt, kỹ thuật viên và kỹ sư điện cần tới công trình để kiểm tra bằng mắt thường.
- Cáp thuê bao: Cáp thuê bao hay cáp điện thoại là sợi cáp đôi nối từ hộp cáp cuối tới nhà thuê bao. Loại cáp này thường khá ngắn và kết nối chằng chịt nên khi phát sinh sự cố, kỹ thuật viên sẽ không tìm kiếm điểm đứt cáp. Thay vào đó, kỹ thuật viên sẽ thay luôn cáp để tiết kiệm thời gian.
- Cáp trong nhà, cáp âm tường: Trong các công trình dân dụng, cáp âm tường, cáp chống cháy thường được sử dụng để ngăn chặn sự cố và đảm bảo an toàn cho người dùng. Khi có sự cố, gia chủ thường sử dụng bút thử điện tại vị trí nghi ngờ. Tại vị trí đó, nếu có điện, bút sẽ phát ra âm thanh và ngược lại.
AME Group vừa chia sẻ cách đo chập cáp và đứt cáp cũng như những thông tin hữu ích khác. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thể tự đo lường dây cáp của gia đình mình một cách chính xác.