.

Cách đi dây điện trong nhà an toàn, chuẩn kỹ thuật [A-Z]

18/11/2023 10:08 +07 - Lượt xem: 13529

Cách đi dây điện trong nhà chuẩn kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt gia đình, ngăn chặn các tai nạn, sự cố về điện giật hoặc cháy nổ xảy ra. Vậy cách đi dây điện nổi, đi dây điện âm tường và cách đấu nối dây điện như thế nào đảm bảo an toàn cho người sử dụng? Khám phá chi tiết cùng AME Group trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Cách đi dây điện trong nhà

Cách đi dây điện trong nhà

Cách đi dây điện trong không gian nhà được thực hiện sau khi hoàn thành sơ đồ mạch điện cụ thể. Sơ đồ mạch điện chính là bản vẽ có chứa ký hiệu điện tử các thành phần và có mối liên kết chặt chẽ với các mạch. Sơ đồ được sử dụng để diễn tả sự sắp xếp vật lý của các dây cũng như các thành phần nối lại với nhau.

Thông thường, thợ kỹ thuật sẽ dựa trên sơ đồ mạch điện thiết kế để có cái nhìn tổng quan nhất về cách đi dây điện trong không gian nhà. Đồng thời, cũng giúp cho người dùng dễ dàng hình dung hơn khi lắp đặt, tiện lợi cho việc bố trí dây điện đảm bảo hợp lý nhất. Trên thực tế có hai cách đi dây điện cơ bản sau:

Cách đi dây điện nổi trong nhà

Đi dây điện nổi là một hình thức lắp đặt dây điện nổi trên bề mặt của tường hoặc trần nhà, người dùng có thể nhìn thấy rõ ràng. Giai đoạn này được thực hiện chi tiết ngay sau khi xây dựng xong công trình nhà ở.

Để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, dây điện khi lắp đặt nổi thường sẽ được luồn vào trong các ống gen làm từ chất liệu nhựa. Và việc đi dây điện nổi được khá nhiều người lựa chọn do có chi phí rẻ và quá trình thi công cực dễ dàng.

Cách đi dây điện nổi trong nhà

Cách đi dây điện nổi trong nhà

Ưu điểm

Loại hình lắp đặt dây điện nổi mang đến những ưu điểm cho chủ đầu tư như sau:

  • Tiết kiệm tối đa chi phí lắp đặt so với cách đi dây điện âm tường trong nhà.
  • Người dùng có thể thay đổi cách bố trí sơ đồ mạch điện trong ngôi nhà dễ dàng, tiện lợi.
  • Thuận tiện cho quá trình sửa chữa, dễ dàng thay thế khi không may dây điện bị hư hỏng.
  • Không nhất thiết phải yêu cầu có bản vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện chi tiết.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, việc lắp đặt dây điện nổi tồn tại một số hạn chế:

  • Tính thẩm mỹ không cao so với cách lắp đặt dây điện âm tường.
  • Nếu đội ngũ thi công không có kinh nghiệm cao, việc lắp đặt rất dễ gây rối mắt.
  • Dễ bị xảy ra các tình trạng cháy nổ khi không may điện bị chập lại với nhau.

Sơ đồ đi dây điện nổi trong nhà

Sơ đồ đi dây điện nổi trong nhà thường được thiết kế như sau:

Sơ đồ đi dây điện nổi trong nhà

Sơ đồ đi dây điện nổi trong nhà

Quy trình đi dây

Để thực hiện cách đi dây điện nổi đẹp, an toàn, chuẩn kỹ thuật bạn hãy tiến hành theo 04 bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác định vị trí đi dây điện nổi chi tiết được vẽ trên sơ đồ thiết kế và xác định vị trí hệ thống dây điện cần được đặt sau khi cân nhắc bố trí hợp lý các ổ cắm điện.
  • Bước 2: Luồn dây điện vào ống trước khi lắp đặt dây điện để tiết kiệm thời gian và quy trình diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Bước 3: Thực hiện lắp đặt đường dây điện nổi vào công trình. Chú ý trước khi lắp đặt, bạn hãy lựa chọn ống luồn phù hợp nhất đảm bảo về cả chi phí và tính thẩm mỹ giúp đi dây điện nổi đẹp, an toàn. Các ống dẫn đặt vị trí nên đánh dấu và cố định chắc chắn bằng đinh.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ đường dây của hệ thống dây điện đã được bố trí gọn gàng, lắp đặt chuẩn kỹ thuật hay chưa và đặc biệt cần đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

Cách đi dây điện âm tường trong nhà chính xác

Điện âm tường là một hệ thống được lắp đặt phía trong tường hoặc phía dưới đất của công trình nhà ở. Cách đi dây điện âm tường này không những mang đến độ an toàn tuyệt đối mà còn đem đến tính thẩm mỹ cao cho không gian.

Cách đi dây điện âm tường trong nhà chính xác

Cách đi dây điện âm tường trong nhà chính xác

Ưu điểm

Cách lắp đặt dây điện âm tường được người dùng ưa chuộng và lựa chọn thi công chủ yếu bởi có những ưu điểm nổi trội sau:

  • Tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở thêm ấn tượng, sang trọng.
  • Đảm bảo an toàn tối đa cho người xung quanh.
  • Bảo vệ tốt hệ thống dây điện, tránh các yếu tố tác động trực tiếp làm hư hỏng toàn bộ hệ thống điện trong không gian.

Nhược điểm

Mỗi cách lắp đặt dây điện đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Và cách đi dây điện âm tường trong không gian nhà ở cũng không ngoại lệ, còn một số nhược điểm sau:

  • Phương pháp đi dây điện âm tường có thiết kế và quy trình lắp đặt khá phức tạp.
  • Chi phí thực hiện việc lắp đặt này khá cao.
  • Việc sửa chữa sẽ khó khăn hơn khi xảy ra sự cố hư hỏng hay chập điện.

Chi tiết sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà

Bản vẽ thiết kế sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà như sau:

Chi tiết sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà

Chi tiết sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà

Quy trình đi dây

Quy trình đi dây điện âm trong công trình nhà ở đảm bảo an toàn được thực hiện theo từng bước như sau:

  • Bước 1: Bạn hãy xác định vị trí của các thiết bị lắp đặt cần đi dây để bố trí dây điện đi đến các thiết bị này hợp lý nhất.
  • Bước 2: Lên sơ đồ chi tiết cách đi dây điện đảm bảo tối ưu nhất, tránh mất thêm nhiều chi phí và bị nhầm lẫn khi thi công. Chú ý bản vẽ này sau khi thi công xong bạn hãy nên giữ lại để thuận tiện cho việc sửa chữa nếu không may xảy ra các sự cố điện.
  • Bước 3: Dựa vào bản vẽ thiết kế, phác thảo chi tiết các đường đi lên tường để tiện lợi cho quan sát. Sau đó, sử dụng máy cắt chuyên dụng để cắt tường theo các đường vẽ có sẵn.
  • Bước 4: Đặt đường ống vào đường rãnh và cố định lại bằng một dây kẽm hoặc kẹp giữ ống, nên chọn mua ống tại các đơn vị uy tín để tránh mua phải hàng giả, nhái, kém chất lượng, bị hư hỏng nhanh chóng.
  • Bước 5: Thực hiện luồn dây điện trước hoặc sau khi đi đường ống, nên luồn dây trước tránh trường hợp gặp phải vật cản, đục lại tưởng làm mất thời gian lắp đặt.
  • Bước 6: Sau khi hoàn thiện tất tần tất các công đoạn trên, bạn hãy sử dụng hồ, keo chuyên dụng trám vào đường đi của dây để đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa.

Lưu ý cách đi dây điện trong nhà

Lắp đặt những hệ thống dây điện trong nhà đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần tính toán chính xác công suất sử dụng điện để lựa chọn mẫu dây có tiết diện phù hợp nhất. Đồng thời bạn cần nắm bắt rõ một số lưu ý dưới đây:

  • Không nên tự ý lắp đặt nếu khi bạn không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong kỹ thuật điện.
  • Không lắp chung nhiều đường dây điện với nhau vào cùng một khu vực, tránh hiện tượng điện bị chập hoặc nhiễu xảy ra.
  • Không nên cắt tường quá sâu sẽ làm giảm tối đa độ vững chắc của tường nhà trong công trình, làm giảm tuổi thọ.
  • Ống bảo vệ đây điện cần làm từ chất liệu tốt, có khả năng chống cháy, chống thấm nước hiệu quả.
  • Cần tính toán chi tiết phần lượng dây dự trữ hợp lý, phòng chống các sự cố không may xảy ra và để có biện pháp xử lý, khắc phục nhanh chóng, kịp thời nhất.
  • Tuyệt đối không lắp đặt dây điện tại các khu vực ẩm ướt, rất dễ gây nên tình trạng hở điện, chập điện, nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Lưu ý khi đi dây điện trong nhà bạn cần biết

Không lắp chung nhiều đường dây điện với nhau vào cùng một khu vực, tránh hiện tượng điện bị chập hoặc nhiễu

Câu hỏi thường gặp – Hỏi đáp về cách đi dây điện trong nhà

Những thắc mắc về cách đi dây điện trong nhà AME Group nhận được rất nhiều và có câu trả lời chi tiết như sau:

Sơ đồ đi dây điện trong nhà cụ thể là gì?

Sơ đồ mạch điện đi dây trong nhà là một bản vẽ thiết kế có đầy đủ các đường biểu diễn, ký hiệu điện tử những thành phần và mối liên kết của các mạch với nhau. Sơ đồ có vai trò diễn tả sự sắp xếp vật lý các đường dây điện và những thành phần nối lại với nhau, có tên gọi cụ thể là sơ đồ hệ thống dây điện.

Sơ đồ mạch điện giúp thợ thi công nhìn tổng quan hơn về đường đi dây, giúp cho quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Đồng thời thuận tiện hơn trong quá trình thi công, đảm bảo bố trí hợp lý đường dây điện dựa vào việc thiết kế mạch, xây dựng mạch và bảo trì các thiết bị điện, điện tử sử dụng.

Các loại dây điện phổ biến

Khi tiến hành lắp đặt hệ thống dây điện cho không gian nhà ở, việc nắm bắt chi tiết đặc điểm của dây và cáp là yếu tố quan trọng. Việc có những kiến thức cơ bản về các mẫu dây điện này sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Các mẫu dây điện phổ biến hiện nay trên thực tế gồm có:

Cáp NM

Mẫu dây điện này được ưa chuộng sử dụng rộng rãi tại các gia đình, có tên gọi khác là cáp Romex. Loại dây điện này chưa ba hoặc nhiều ruột riêng lẻ, được bọc với nhau trong một vỏ bọc và khoác bên ngoài bởi một lớp nhựa dẻo cao cấp.

Dây cáp này thường sử dụng trong các hệ thống dây điện trong nhà, khu vực khô ráo. Bao gồm có các thiết bị, công tắc, đồ đạc và ổ cắm chi tiết. Mẫu dây này cũng được sử dụng mã hóa theo màu sắc, nên ngoài vỏ có rất nhiều sắc màu khác nhau để biểu thị kích thước đo dây. Một số loại cáp NM phổ biến thường được sử dụng trong không gian nhà ở gồm có:

  • Mạch 6-gauge, 55-amp được bọc vỏ màu đen bên ngoài.
  • Mạch 8-gauge, 40-amp được bọc vỏ màu đen bên ngoài.
  • Mạch 10-gauge, 30-amp được bọc vỏ màu cam bên ngoài.
  • Mạch 12-gauge, 20-amp được bọc vỏ màu vàng bên ngoài.
  • Mạch 14-gauge, 15-amp được bọc vỏ màu trắng bên ngoài.
  • Riêng cáp ngầm (UF) được bọc vỏ màu xám.

Dây điện áp thấp

Hệ thống dây điện hạ áp được sử dụng nhiều trong các mạch dưới 50V. Các mẫu dây này là sự lựa chọn phù hợp cho tất cả các hạng mục không cần sử dụng nhiều điện như bộ điều nhiệt, hệ thống phun nước, chuông cửa, chiếu sáng cảnh quan,… .

Hệ thống dây điện áp thấp thay đổi từ 12 – 22 gauge và được cách điện hoặc được bọc kỹ càng trong vỏ cáp. Mặc dù các thiết bị này không thường xảy ra sốc với dây điện áp, nhưng bạn vẫn nên tắt hệ thống điện trước khi làm việc với chúng.

Chuẩn bị gì trước khi đi dây điện trong nhà?

Để đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật khi đi dây điện trong nhà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, thiết bị sau đây:

  • Xác định rõ các điểm cần cung cấp điện, vị trí ổ cắm, công tắc, đèn, thiết bị điện và đảm bảo chúng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại gia đình.
  • Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ để công tác lắp đặt diễn ra nhanh chóng, trơn tru: Dây điện, ổ cắm, công tắc, búa, cưa, mũ bảo hộ, kính bảo hộ,… .
  • Chú ý cần tắt nguồn điện trước khi bắt đầu việc lắp đặt hệ thống điện, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho mọi người.
  • Kiểm tra hệ thống điện hiện tại đảm bảo không bị hỏng hóc, đứt hay cần được sửa chữa trước khi thay dây mới.
  • Tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn khi thi công: Đeo găng tay cách điện, đeo kính bảo hộ,… chú ý làm việc cẩn thận tránh để tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Cách luồn dây điện âm tường trong nhà đẹp

Luồn dây điện âm tường trong nhà vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa an toàn bạn hãy thực hiện đủ các đầu mục công việc sau:

  • Xác định vị trí cần luồn dây chi tiết và đảm bảo không có ống nước hoặc các ống dẫn khác chạy thẳng trực tiếp trong tường.
  • Sử dụng khoan lỗ chạy ống dây điện từ vị trí ổ cắm hoặc công tắc đến hộp điện.
  • Khi luồn dây bạn có thể sử dụng dây định hoặc bất kỳ một công cụ chuyên dụng phù hợp để luồn dây qua trong ống điện, chú ý cẩn thận không làm bong tróc sơn hoặc hỏng tường.
  • Sau khi dây điện được luồn qua ống, bạn hãy tiến hành kết nối với các thiết bị điện khác: Ổ cắm, công tắc theo mô hình và vị trí mong muốn.
  • Khi hoàn thành công tắc lắp đặt, hãy kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo hệ thống điện được cài đặt đúng cách, đảm bảo an toàn.

Tham khảo các mẫu sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4

Nhà cấp 4 là một trong những kiểu kiến trúc phổ biến được thiết kế nhiều tại Việt Nam. Sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4 cũng dễ thiết kế, thực hiện và lắp đặt. Bạn có thể tham khảo một số mẫu sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4 được thiết kế nhiều sau đây:

Sơ đồ mạch điện âm tường trong nhà cấp 4 đơn giản

Sơ đồ mạch điện âm tường trong nhà cấp 4 đơn giản

Sơ đồ mạch điện đi nổi trong nhà cấp 4

Sơ đồ mạch điện đi nổi trong nhà cấp 4

Sơ đồ mạch điện trong nhà cấp 4 âm tường

Sơ đồ mạch điện trong nhà cấp 4 âm tường

Hi vọng với những thông tin trên do AME Group chia sẻ về cách đi dây điện trong nhà sẽ mang đến hữu ích cho các bạn. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    20/05/2024 | Tin chuyên ngành

    Hiện có nhiều thông tin chia sẻ về cách chọn Aptomat cho gia đình, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng đầy đủ và hướng dẫn chi tiết. Hiểu được điều này, ngay sau đây AME Group sẽ chia sẻ đến bạn một số cách nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất nhé.

  •  
     
    20/05/2024 | Tin chuyên ngành

    Điện trở sấy là gì? – Đây là một trong những từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều liên quan đến ngành điện trên công cụ tìm kiếm của Google. Trên thực tế thiết bị điện này được sử dụng khá nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Vậy thì hãy cùng AME Group tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị này trong bài viết dưới đây nhé.

  •  
     
    17/05/2024 | Tin chuyên ngành

    Aptomat là thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Chọn aptomat cho bình nóng lạnh là vấn đề nhiều gia chủ quan tâm phòng tránh nguy cơ giật điện, cháy chập xảy ra khi đang sử dụng. AME Group sẽ chia sẻ chi tiết hướng dẫn cách tính và chọn aptomat phù hợp với thiết bị bình nóng lạnh trong công trình của bạn nhé!


  •  
     
    17/05/2024 | Tin chuyên ngành
    Chọn aptomat theo công suất thực tế của hệ thống điện lưới trong công trình của mình là thắc mắc của nhiều chủ đầu tư khi mua sắm các thiết bị điện cho công trình của mình. Vậy chọn aptomat như thế nào cho phù hợp với công suất? Có những lưu ý gì khi lựa chọn cầu dao điện? AME Group sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.
  •  
     
    16/05/2024 | Tin chuyên ngành

    Cách chọn Aptomat 3 pha như thế nào cho phù hợp là điều rất quan trọng. Bởi nếu chọn lựa không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết bị, cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khác. Hiểu được điều này, ngay sau đây AME Group sẽ chia sẻ đến các bạn một số cách chọn đúng, phù hợp nhất. Chúng ta cùng theo dõi bài viết nhé.

  •  
     
    16/05/2024 | Tin chuyên ngành

    Mã lực là một đơn vị đo được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Thế nhưng để hiểu rõ mã lực là gì? thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, AME Group sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.

  •  
     
    19/04/2024 | Tin chuyên ngành

    Trong quá trình sử dụng, không ít người gặp phải tình trạng ổ điện bị cháy, gây nguy hiểm cho người dùng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khắc phục nhanh chóng nhất để không ảnh hưởng đến người dùng và toàn bộ hệ thống điện ra sao? Cùng AME Group tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

  •  
     
    17/04/2024 | Tin chuyên ngành

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy, nhưng đâu là lý do thường xuyên xảy ra nhất? Phải khắc phục như thế nào đảm bảo an toàn khi sử dụng? Bài viết dưới đây của AME Group sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất. Cùng xem ngay nhé!