Mã lực là gì? [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT]
Mã lực là một đơn vị đo được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Thế nhưng để hiểu rõ mã lực là gì? thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, AME Group sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Mã lực (Công suất) là gì?
Mã lực được hiểu như thế nào? Vì sao cần sử dụng đến đơn vị đo này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần nội dung dưới đây nhé.
Mã lực là gì?
Mã lực là đơn vị cũ đo công suất, viết tắt là HP và tương ứng với Horse Power. Ngoài ra cũng có thể hiểu đơn giản, HP chính là công suất cần để nâng một vật khối lượng 75kg lên với độ cao 1m trong thời gian 1s, 1HP=75m/s.
Hình ảnh: Mã lực là đơn vị đo công suất
Tầm quan trọng của mã lực: Tại sao chúng ta quan tâm đến mã lực của động cơ?
Trên thực tế, khi động cơ có nhiều HP hơn thì khả năng tăng tốc cũng như tốc độ tối đa cũng sẽ tốt hơn. Từ đó có thể đưa ra quyết định về việc mua thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
Cách đo mã lực
Trong phần nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa lịch sử của HP, cũng như cách đo hiện đại (watt hoặc kilowatt) nhé.
Định nghĩa lịch sử của mã lực
Theo lịch sử, mã lực chính là sức ngựa (HP hay Horse Power). Cuối những năm 1700, một kỹ sư người Scotland tên là James Watt được ông lần đầu tiên nhắc đến HP với phát minh về động cơ hơi nước. Và để ghi nhận phát minh đó của ông, người ta lấy tên của ông để đặt cho đơn vị công suất năm 1882.
Tuy nhiên năm 1700 khi Watt đang tìm tên gọi để thể hiện cho tính hiệu quả của động cơ hơi nước, ông đã nghĩ đến đơn vị đo được nhiều người biết đến và rất quen thuộc thời ấy, chính là ngựa.
Cũng theo ông, một con ngựa khi kéo xe có thể làm quay bánh xe khoảng 144 lần/mỗi giờ, dựa vào đó ông tính toán trong bình con ngựa sẽ đẩy 32.572 pound/foot mỗi phút, tương đương với con số 14.774,41 kg/mét và ông đã làm tròn con số này lên 33.000 pound. Mã lực từ đó cũng được ra đời.
Hình ảnh: James Watt người đưa ra khái niệm mã lực
Cách đo mã lực hiện đại (watt hoặc kilowatt)
Để tính được HP, chúng ta cần hiểu thêm về mô men xoắn. Mô men xoắn được hiểu là lực tác dụng ở một khoảng cách dùng để đo lực đốt cháy trong xi lanh và thường được áp dụng trong trường hợp chiều dài của trục khuỷu. Lúc này, HP sẽ được tính bằng công thức:
Mã lực = Lực mô men xoắn x số vòng quay mỗi phút |
- Đơn vị là vòng/phút
- Lực mô men xoắn ký hiệu là RPM
Các loại mã lực
Có những loại HP nào? Đặc điểm của mỗi loại ra sao? Cùng chúng tôi điểm qua ngay nhé.
Mã lực theo hệ mét
Đây là loại HP được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và được viết tắt là HP (M). Đây chính là công cần thiết được dùng để có thể nâng một vật 75kg trong 1m/s. Tuy nhiên tên gọi của nó có thể khác nhau tùy vào mỗi quốc gia, ví dụ tại Đức gọi là PS, tại Pháp gọi là CV, tại Hà Lan lại là PK…
Các loại khác
Ngoài mã lực mét còn có nhiều loại khác, cụ thể như sau:
- Mã lực cơ học: Là đơn vị công suất được dùng vào mục đích đo sản lượng máy động cơ và motor, viết tắt là HP(I).
- Mã lực điện: Được dùng vào mục đích đo sản lượng của các loại máy móc điện, động cơ, viết tắt là HP (E)
- Mã lực nồi hơi: Dùng đo công suất của lò hơi tạo ra hơi nước. 1 HP lúc này sẽ được tính bằng tỷ lệ năng lượng nhiệt cần thiết để làm bay hơi 34,5lb.
Hướng dẫn chuyển đổi mã lực
Việc quy đổi HP sang W, kW sẽ giúp quá trình tính toán công suất trở nên thuận tiện hơn. Cụ thể việc chuyển đổi này như sau:
- 1 HP = 745,69987158227022 Watt.
- 1 HP có giá trị khoảng 0,735kW đến 0,746kW.
Tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có sự sai số nhất định khi quy đổi HP, do đó việc quy đổi này chỉ mang tính chất tương đối.
Dưới đây là bảng quy đổi cụ thể cho từng loại:
Phân loại | Ký hiệu | Quy đổi |
Mã lực cơ học | HP (I) | 745, 69987158227022WW |
Mã lực hệ mét | HP (M) | 735.49875W |
Mã lực điện | HP (E) | 746W |
Mã lực nồi hơi | HP (S) | 9812,5W |
Mã lực thủy năng | – | 745,69987158227022W |
Mã lực không khí | – | 745, 69987158227022W |
Như vậy với những gì mà AME Group vừa chia sẻ chắc hẳn các bạn đã hiểu được mã lực là gì rồi đúng không nào. Nếu cần tư vấn chi tiết, chuyên sâu hơn, hãy liên hệ đến chúng tôi ngay nhé.