Rơ le nhiệt là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoat động của Relay
Rơ le nhiệt là gì?
Rơ le nhiệt (relay nhiệt) là thiết bị điện được sử dụng để bảo vệ mạch và các thiết bị khi dòng điện quá tải hoặc tăng lên đột ngột. Chúng vận hành bằng cách đóng cắt tất cả các tiếp điểm khi dòng điện tăng cao tạo nhiệt lớn từ đó tác động lên thanh kim loại giúp giãn nở.
Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ thiết bị điện điện, kéo dài tuổi thọ và giúp mạch điện vận hành ổn định, không bị quá tải làm hỏng hóc, hư hại. Thiết bị được ưa chuộng sử dụng trong nhiều hệ thống điện khác nhau từ dân dụng cho tới công nghiệp.
Thực tế, trong mạch điện relay chỉ có thời gian hoạt động tối đa vài phút nên không đảm bảo việc bảo vệ ngắn mạch. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng và chống dòng ngắn mạch, người ta lắp đặt rơ le với cầu chì trong hệ thống điện lưới.
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm rơ le nhiệt được thiết kế có thể sử dụng với điện áp xoay chiều công suất 500V 50Hz, Relay thế hệ mới có Idm lên đến 150A, 440V sử dụng cho dòng điện 1 chiều.
Ký hiệu của Rơ le nhiệt
Trong hệ thống mạch điện, đặc biệt là khi thiết kế các bản vẽ mạch, các thiết bị điện đều được quy chuẩn với ký hiệu riêng và rơ le nhiệt cũng vậy. Trong CAD, người ta sử dụng ký hiệu Relay như dưới đây để giúp việc đọc mạch điện dễ dàng, thuận tiện trong quá trình lắp đặt mạch điện.
Ký hiệu của Rơ le nhiệt
Cấu tạo rơ le nhiệt
Thông thường 1 thiết bị rơ le nhiệt được cấu tạo từ những bộ phận như sau:
- Đòn bẩy
- Tiếp điểm thường đóng (NC)
- Tiếp điểm thường mở (NO)
- Vít chỉnh dòng điện tác động
- Thanh lưỡng kim
- Dây đốt nóng
- Cần gạt
- Nút phục hồi (Reset)
Trong đó NC và NO là phần quan trọng giúp thiết bị hoạt động tốt, cụ thể:
- Tiếp điểm thường đóng (NC): NC được mắc nối tiếp với mạch điều khiển, khi có tình trạng quá tải, NC sẽ được mở.
- Tiếp điểm thường mở (NO): NO sẽ đóng khi có quá tải, được kết nối với đèn, còi báo động để báo hiệu khi mạch có sự cố xảy ra.
Cấu tạo rơ le nhiệt
Các loại rơ le nhiệt
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm relay nhiệt được ra mắt trên thị trường. Dựa vào từng tiêu chí mà người ta có cách phân loại các sản phẩm này khác nhau.
Theo kết cấu:
- Rơ le kín
- Rơ le hở
Theo số cực:
- Rơ le nhiệt 1 cực
- Rơ le nhiệt 2 cực
Theo phương thức đốt nóng:
- Rơ le đốt nóng trực tiếp
- Rơ le đốt nóng gián tiếp
- Rơ le đốt nóng hỗn hợp
Theo số pha:
- Rơ le nhiệt 1 pha
- Rơ le nhiệt 3 pha
Các loại rơ le nhiệt
Nguyên lý hoạt động
Rơ le nhiệt được cấu tạo với phần chính, quan trọng nhất là phiến kim loại kép (bimetal) – 2 tấm kim loại với hệ số giãn nở nhiệt khác nhau tùy thuộc vào chất liệu:
- Tấm thứ nhất có hệ số giãn nở thấp, thường dùng Invar với 36% Ni, 64% Fe
- Thấm thứ hai có hệ số giãn nở lớn thường dùng các chất liệu như đồng thau, thép crom-niken,… Trong đó đồng thau có hệ số giãn nở gấp 20 lần so với Invar
- Hai thanh kim loại trên được ghép thành 1 tấm bằng phương pháp hàn hoặc cán nóng
⇒ Khi dòng dòng điện quá tải đi qua, phiến kim loại trên sẽ bị đốt nóng, phiến kim loại bị uốn về phần kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, khi này mạch sẽ được ngắt. Để có độ uốn cong lớn thì phiến kim loại phải được thiết kế dài và mỏng, nếu cần lực đẩy mạnh thì phiến kim loại sẽ được chế tạo có phiến rộng, dày và ngắn.
Nguyên lý hoạt động rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt có tác dụng gì?
Được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, nguyên lý hoạt động đơn giản, có công dụng tuyệt vời giúp bảo vệ mạch điện. Sau đây là các tác dụng nổi bật của thiết bị này:
- Sử dụng để làm thiết bị tự động ngắt điện khi quá nhiệt trong các thiết bị gia dụng như nồi cơm điện, bình nóng lạnh, bàn là, máy bơm nước,…
- Đóng ngắt, cách ly dòng quá tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch DC
- Sử dụng 1 tín hiệu giúp chuyển đổi mạch điều nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau.
- Giám sát hoạt động của mạch điện, kịp thời đóng ngắt giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống và thiết bị điện công nghiệp.
- Bảo vệ các động cơ khi quá tải, lắp đặt trong máy bơm, thiết bị gia dụng.
Các mẫu rơ le nhiệt phổ biến
Relay nhiệt trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, có chất lượng tương đối ổn định. Nếu bạn đang có nhu cầu lựa chọn sử dụng các thiết bị này, hãy tham khảo ngay các mẫu rơ le nhiệt nổi bật dưới đây!
Rơ le nhiệt Schneider
Schneider là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đến từ nước Pháp. Rơ le nhiệt được nghiên cứu và kiểm soát kỹ lưỡng về chất lượng trước khi ra mắt thị trường. Sản phẩm sử dụng nguyên vật liệu cao cấp, an toàn cho người dùng, thân thiện môi trường, đạt chuẩn IEC, EN, UL,… Giá cả dòng rơ le Schneider phù hợp, được coi là sản phẩm quốc dân trong nhiều hệ thống điện lưới hiện nay.
Rơ le nhiệt Schneider
Rơ le nhiệt LS
LS là thương hiệu nổi bật đến từ Hàn Quốc. Rơ le nhiệt của thương hiệu này có đầy đủ các mức dòng điện, điện áp khác nhau, nhiều tính năng hiện đại giúp đảm bảo hệ thống điện an toàn khi có quá tải.
Rơ le nhiệt LS
Rơ le nhiệt Mitsubishi
Đây là sản phẩm không còn xa lại đối với khách hàng Việt. Relay nhiệt Mitsubishi cso độ bền cao, khả năng sử dụng linh hoạt không chỉ trong lưới điện dân dụng mà còn trong các nhà máy, công xưởng, khu công nghiệp,…
Rơ le nhiệt Mitsubishi
Rơ le nhiệt Chint
Là một trong những cái tên nổi bật hiện nay, rơ le nhiệt Chint có mức giá thành tốt, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất lượng, ít bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Rơ le nhiệt Chint
Các sản phẩm Relay nhiệt mà AME Group đang phân phối:
Cách chọn rơ le nhiệt
Lựa chọn rơ le nhiệt phù hợp có tầm quan trọng không nhỏ giúp các thiết bị điện vận hành tốt, kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng. Khi mua mặt hàng này, người tiêu dùng cần ghi nhớ các vấn đề quan trọng như sau:
- Sản phẩm cần phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, cần quan tâm đến điện áp và dòng điện của rơ le nhiệt
- Thông số của rơ le cũng cần phù hợp với contactor khi lắp đặt, vì vậy cần xem xét kỹ thông số của thiết bị trong catalog của hãng.
- Lựa chọn rơ le có dải chỉnh dòng lớn hơn nhu cầu sử dụng giúp đảm bảo thiết bị vận hành tốt trong quá trình hoạt động thực tải.
Lưu ý khi chọn rơ le nhiệt
Khi mua relay nhiệt, cần lưu ý 3 điều quan trọng như sau:
- Thứ 1: Rơ le nhiệt cần có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ: ngưỡng điều chỉnh thấp hơn khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ; ngưỡng điều chỉnh cao nhất cần cao trên dải hoạt động của động cơ.
- Thứ 2: Hiện có dòng rơ le nhiệt thiết kế sẵn chân cắm vào contactor, tuy nhiên cần lựa chọn loại contactor có chân cắm tương ứng.
- Thứ 3: Tùy theo từng dòng rơ le nhiệt mà có thể được tích hợp chức năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các dòng rơ le bảo vệ mất pha riêng.
Địa chỉ mua relay nhiệt uy tín trên thị trường
Rơ le nhiệt hiện được nhiều đơn vị nhập khẩu và phân phối khác nhau, tuy nhiên AME Group là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Đặc biệt tại đây có mặt hàng đa dạng, được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng như Schneider, ABB, Hanyoung, LS, Lion, Cadivi,… Chúng tôi tự hào:
- Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế
- Giá cả cạnh tranh, nhiều ưu đãi
- Bảo hành sản phẩm lâu dài
- Đặt hàng đơn giản, chốt đơn 24/7
- Nhân viên tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ từ A đến Z
- Phân phối sản phẩm trên toàn quốc từ 3-5 ngày
Tóm lại, trên đây là thông tin chi tiết về rơ le nhiệt thiết bị bảo vệ động hiệu quả, chi phí đầu tư thấp. Khách hàng có nhu cầu mua thiết bị điện chính hãng, chất lượng, hãy liên hệ ngay tới Hotline: 0933 77 87 66 của AME Group để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất