.

Mạch sao tam giác: Cấu tạo, phân loại và cách đấu CHI TIẾT

02/04/2022 10:18 +07 - Lượt xem: 259947

Mạch sao tam giác là phương pháp đấu nối mạch được sử dụng phổ biến trong các loại động cơ khác nhau. Trong bài viết này, AME Group xin gửi đến bạn các thông tin chi tiết về cấu tạo, nguyên lý và sơ đồ cũng như cách đấu mạch sao tam giác. Đừng bỏ lỡ nhé!

mạch sao tam giác

Mạch sao tam giác là gì?

Mạch sao tam giác là mạch sử dụng để giảm dòng điện trong quá trình khởi động cho động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc. Khi mới được khởi động, động cơ sẽ chạy ở chế độ đấu dây hình sao, đến khoảng 75% tốc độ thì nó sẽ chuyển sang chế độ tam giác thường trực.

Điện áp đặt vào mỗi pha và momen khởi động sẽ giảm đi 3 lần khi động cơ chạy ở chế độ điện áp sao. Khi này dòng điện sẽ giảm đi đáng kể nhất là khi sử dụng tải động cơ công suất lớn.

Cấu tạo mạch sao tam giác

Cấu tạo mạch sao tam giác bao gồm 4 phần chính như sau:

  • Contactor: Sử dụng 3 contactor gồm contactor chính. contactor sao, contactor tam giác. Ba tiếp điểm được dùng để hợp nhất các cuộn dây động cơ đầu tiên trong hình sai và sau đó là ở tam giác.
  • Timer: Bộ hẹn giờ kết hợp khởi động với các công tắc điều chỉnh
  • Công tắc khóa liên động: Dùng để kết nối contactor sao và contactor tam giác giúp đảm bảo an toàn. Nếu các tiếp điểm sao và tam giác cùng sử dụng 1 lúc thì động cơ sẽ bị hỏng.
  • Rơ le quá nhiệt: Thiết bị quan trong giúp đảm bảo động cơ không bị sinh nhiệt quá cao gây bắt lửa, cháy nổ hoặc bị hao mòn. Khi nhiệt độ quá cao, rơ le nhiệt sẽ ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho động cơ.

mạch sao tam giác mở

Cấu tạo mạch sao tam giác

Đấu nối mạch sao tam giác để làm gì?

Mạch sao tam giác được xem là phương pháp giúp động cơ hoạt động hiệu quả, giảm giá trị dòng khởi động. Bởi lẽ, khi động cơ điện luôn có dòng phu cô để chống chế độ bão hòa từ. Dòng khởi động lớn sẽ dẫn đến tình trạng sụt áp lưới điện,ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và thiết bị điện. Đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ, giảm tuổi thọ, giảm độ bền của hệ thống dây dẫn và thiết bị đóng cắt. Vậy việc sử dụng mạch sao tam giác có tác dụng giảm dòng khởi động, bảo vệ động cơ và hệ thống thiết bị điện.

Phân loại mạch sao tam giác

Mạch sao tam giác được chia thành 2 loại là mạch sao tam giác mở và mạch sao tam giác đóng với các ưu nhược điểm cụ thể như sau:

Mạch sao tam giác mở

Mạch sao tam  giác mở là hệ mạch được sử dụng phổ biến với cuộn dây động cơ được mở trong suốt thời gian chuyển đổi cuộn dây từ chế độ sao sang chế độ tam giác. Loại mạch này sử dụng 3 công tắc tơ và rơ le định thời.

  • Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, chi phí đầu tư thấp và không cần sử dụng thêm các thiết bị giảm áp.
  • Nhược điểm:
  • Dễ làm sốc hệ thống do tạo ra các dòng điện và mô men xoắn đột biến
  • Kết quả dòng điện đỉnh nhất có thể gây rủi ro và rung lắc
  • Gia tăng sự xuất hiện của mô men xoắn nên tăng đột biến dòng điện ảnh hưởng đến hệ thống hay chụp trục ổ bi.

mạch sao tam giác mở

Mạch sao tam giác mở

Mạch sao tam giác đóng

Mạch sao tam giác đóng có đặc điểm là quá trình chuyển đổi từ chế độ sao sang chế độ tam giác mà không cần ngắt động cơ khỏi đường dây. Sử dụng thêm các thiết bị bổ sung kết hợp với contactor và các điện trở chuyển tiếp. Điện trở chuyển tiếp tiêu dthu dòng điện trong suốt quá trình chuyển đổi. Sử dụng tiếp điểm thứ 4 để đặt điện trở vào mạch trước khi mở contactor đấu sao và ngắt các điện trở khi tiếp điểm tam giác được đóng lại.

  • Ưu điểm: Giảm sự gia tăng đột biến trong quá trình chuyển đổi giúp thiết bị khởi động chuyển tiếp khép kín trơn tru hơn.
  • Nhược điểm:
  • Có thêm các cơ chế trao đổi nhưng mạch điều khiển bị nhiễu do các điện trở.
  • Cần sử dụng thêm các thiết bị chuyển mạch, điều khiển phức tạp hơn
  • Tăng chi phí hơn do việc sử dụng và lắp đặt thêm các thiết bị

Nguyên lý hoạt động mạch sao tam giác

Mạch sao tam giác có nguyên lý hoạt động chi tiết như sau:

  • Ban đầu, contactor chính và contactor đấu sao tắt, khi bộ định thời mở tiếp điểm mở contactor sao và contactor chính, tắt tiếp điểm đấu tam giác.
  • Khi các cuộn stato được đấu sao, mọi tầng stato đều có điện áp Vd/√3 với Vd là điện áp đường dây. Khi động cơ chạy, dòng điện qua động cơ giảm còn ⅓ so với dòng khởi động cuộn dây đấu tam giác.
  • Mô men xoắn của động cơ cảm ứng bằng bình phương điện áp đặt vào, mạch sao tam giác giảm mô men xoắn khởi động xuống ⅓ so với khởi động tam giác.
  • Bộ timer chuyển đổi từ kết nối sao sang kết nối tam giác. Bộ định thời cho động cơ 3 pha được dùng để chuyển từ chế độ sao (làm giảm điện áp và dòng điện, tạo ra ít mô men xoắn) để đưa đến chế độ tam giác chạy đủ công suất động cơ, điện áp và dòng điện.

nguyên lý hoạt động mạch sao tam giác

Nguyên lý hoạt động mạch sao tam giác

Sơ đồ mạch sao tam giác

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về mạch sao tam giác, chúng tôi xin cung cấp chi tiết về sơ  đồ hệ mạch này. Chúng được chia thành 2 phần chính là mạch động lực và mạch điều khiển.

mạch sao tam giác

Sơ đồ mạch sao tam giác

Theo sơ đồ, cần sử dụng aptomat, contactor, rơ le nhiệt, timer và phụ kiện trung gian (đèn báo, nút bấm, dấy dẫn) để xây dựng 1 tủ điện khởi động sao tam giác. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng thêm các thiết bị bảo vệ mất pha, quá trai để hệ thống vận hành hiệu quả, an toàn.

Đồng thời sử dụng tối thiểu 2 contactor để nối động cơ. Khi mạch điện đóng, contactor 1 đóng mạch điện, động cơ chạy theo chế độ sao với dòng khởi động, momen lực giảm. Sau vài giây vận hành động cơ được chuyển sang chế độ tam giá để đảm bảo đủ công suất và tải hoạt động ổn định.

Cách đấu điện mạch sao tam giác

Sơ đồ đấu nối các thiết bị mạch sao tam giác được mô tra chi tiết theo hình dưới đây với các thiết bị khác nhau gồm contactor, timer, rơ le nhiệt (NO, NC).

cách đấu mạch sao tam giác

Cách đấu điện mạch sao tam giác

  • Sử dụng 3 contactor lần lượt là contactor sao, tam giác, chính
  • Bật aptomat thì contactor chính và sao đóng tiếp điểm, động cơ hoạt động theo chế độ sao theo thời gian được cài đặt ở timer
  • Dòng điện 3 pha đi từ contator chính qua U1, V1, W1 đầu vào cuộn dây động cơ đên U2, V2, W2 nối chụm tại contactor sao đóng tiếp điểm.
  • Sau 1 khoảng thời gian T, contactor sao nhả ra, contactor tam giá đóng lại cho động cơ chạy ở chế độ tam giác

Hạn chế khi đấu điện mạch sao tam giác

bên cạnh vai trò và lợi ích không nhỏ giúp động cơ vận hành tốt, tăng tuổi thọ, mạch sao tam giác cũng tồn tại những hạn chế riêng mà bạn cần nắm bắt được trước khi sử dụng:

  • Mô men khởi động nhỏ nên ảnh hưởng đến cơ cấu cơ khí
  • Xuất hiện tình trạng nhiễu điện trường khi chuyển 2 chế độ với nhau, ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu xung quanh
  • Gặp tình trạng sụt áp cục bộ do biến đổi dòng lớn.

Ứng dụng của mạch sao tam giác

Mạch sao tam giác được ứng dụng thực tế trong các thiết bị máy bơm nước có công suất lớn tại nhà máy, khu xử lý nước.. Hệ thống giúp làm giảm dòng khởi động xuống 3 lần, tránh sụt áp, ảnh hướng đến các hệ thống điện lưới và thiết bị liên quan. Phương pháp này có chi phí khá rẻ, được ứng dụng khá phổ biến, mang lại lợi ích cao cho con người.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến mạch sao tam giác. Đây được xem là phương pháp tuyệt vời đảm bảo các động cơ có công suất và tải lớn hoạt động ổn định. Quý vị có bất cứ thông tin hay thắc mắc hãy liên hệ ngay AME Group để được hỗ trợ và phản hồi nhanh chóng nhất

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    15/11/2024 | Tin chuyên ngành

    Cách đo chập cáp và đứt cáp là vấn đề người dùng quan tâm khi dòng điện của gia đình không ổn định hoặc nghi ngờ xảy ra tình trạng này. Vậy nên đo chập và đứt cáp theo nguyên lý nào? Cần sử dụng thiết bị gì? AME Group sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.

  •  
     
    07/11/2024 | Tin chuyên ngành

    Cáp điện chống nước ra đời là một phát minh vượt bậc của lĩnh vực điện năng, nhằm giải quyết vấn đề truyền tải điện năng ở những khu vực ngập nước. Vậy loại cáp này có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm nổi bật của sản phẩm ra sao? Cùng AME Group tìm hiểu chi tiết về sản phẩm trong bài viết sau đây.

  •  
     
    07/11/2024 | Tin chuyên ngành

    Điện năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống nhưng không ít lần con người gặp các sự cố nguy hiểm về điện như rò điện. Vậy rò điện là gì? Nguyên nhân gì dẫn đến rò điện? Cách khắc phục sự cố như thế nào? AME Group sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn đọc về tình trạng này trong bài viết sau.

  •  
     
    28/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Dây điện đi trong nhà dùng loại nào? – Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi lựa chọn dây điện trong công trình của mình. Lựa chọn đúng loại dây dẫn điện không chỉ đảm bảo hiệu quả truyền tải điện năng mà còn an toàn với người sử dụng. Cùng AME Group tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau đây.

  •  
     
    28/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Cáp đồng trục là loại cáp truyền dẫn tín hiệu phổ biến được ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông. Loại cáp có cấu trúc đặc biệt, mang lại nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng. Vậy cấu tạo và ưu điểm của sản phẩm như thế nào? Có những mẫu cáp đồng trục nào được sử dụng hiện nay? AME Group sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.


  •  
     
    17/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Điện trở dây dẫn là một yếu tố quan trọng cần tính toán khi thiết kế mạch điện để đảm bảo hiệu suất. Vậy điện trở dây dẫn là gì? Công thức tính điện trở dây dẫn như thế nào? Cùng AME Group tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau bạn nhé!

  •  
     
    17/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Bấm dây mạng 8 sợi là thao tác quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và tốc độ của dữ liệu. Vậy làm thế nào để bấm cáp mạng 8 sợi đúng kỹ thuật? Có yêu cầu gì khi bấm dây mạng 8 màu hay không? AME Group sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau đây!

  •  
     
    10/10/2024 | Tin chuyên ngành

    Dây cáp mạng là vật dụng được lắp đặt phổ biến trong mọi công trình, nhưng liệu bạn có thắc mắc dây cáp mạng là gì? Cáp mạng có cấu tạo như thế nào? Theo dõi ngay bài viết sau đây của AME Group để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về dòng sản phẩm này nhé!